Thứ sáu 02/08/2024 02:16
Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Cân nhắc kỹ hơn nội dung, diễn đạt để đảm bảo sự chặt chẽ, khả thi

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều điểm mới, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và cụ thể hơn so với Luật Thủ đô năm 2012. Tuy nhiên, còn số điểm cần được rà soát, cân nhắc kỹ hơn về nội dung hoặc cách diễn đạt để đảm bảo sự chặt chẽ, khả thi và không bị trùng lặp. TS. Lê Văn Hoạt, Nguyên Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội đã có một số góp ý cụ thể vào một số điều, khoản trong Dự thảo Luật:
Hình ảnh Hà Nội hiện đại và phát triển từ góc nhìn trên cao. Ảnh: Khánh Huy
Hình ảnh Hà Nội hiện đại và phát triển từ góc nhìn trên cao. Ảnh: Khánh Huy

Điều 22. Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị

Theo TS. Lê Văn Hoạt, tại Khoản 1 Điều 22: Đề nghị bổ sung khu vực Hồ Tây vào yêu cầu thiết lập không gian cảnh quan. Cụ thể là: “1. Không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị của Thủ đô phải được quản lý theo đồ án quy hoạch, bảo đảm bảo tồn, tôn tạo, phát huy các hình thái kiến trúc có giá trị văn hóa, lịch sử, tạo lập không gian xanh, không gian ngầm của Thủ đô, không gian cảnh quan hai bên Sông Hồng và khu vực Hồ Tây”.

Cùng với sông Hồng, Hồ Tây là di sản thiên nhiên gắn với nhiều giá trị lịch sử, văn hoá lâu đời, có giá trị đặc biệt của Hà Nội.

Từ Quyết định số 132/CT năm 1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh quy hoạch Tổng mặt bằng Thủ đô Hà Nội và các lần quy hoạch tiếp theo từ đó đến nay đều nhấn mạnh đến vị trí, vai trò của Hồ Tây và vùng phụ cận, xác định: khu vực Hồ Tây phải được quy hoạch xây dựng thành trung tâm dịch vụ, du lịch, trung tâm văn hóa thể thao và là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên phục vụ các hoạt động vui chơi giải trí Thủ đô.

Việc khẳng định vị trí, vai trò và định hướng phát triển của khu vực Hồ Tây trong Luật Thủ đô sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị của Hồ Tây trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Khoản 3 Điều 22: Bổ sung khu vực Hồ Tây vào các khu vực cần ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn, biện pháp quản lý không gian đô thị, không gian ngầm, kiến trúc, cảnh quan, vùng di sản.

Điều 24. Phát triển giáo dục và đào tạo

Tại Khoản 1 Điều 24: Đề nghị bổ sung cụm từ “và giáo dục, đào tạo” và sửa lại như sau: “1. Xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo và giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế”.

Theo TS. Lê Văn Hoạt, nếu viết như dự thảo thì dễ hiểu là Hà Nội chỉ chú trọng đến GD&ĐT chất lượng cao. Với vai trò và vị thế của Thủ đô, Hà Nội phải là trung tâm lớn, tiêu biểu cho cả nước về GD&ĐT nói chung, trong đó có việc GD&ĐT chất lượng cao. Theo phương thức tự nguyện nên về thực chất các trường chất lượng cao cơ bản phục vụ cho đối tượng các gia đình có điều kiện, trong khi đó hệ thống trường học các cấp phổ thông của Hà Nội hiện nay vừa thiếu, vừa phân bố không đều nên đang gây áp lực rất lớn cho các gia đình có con trong độ tuổi đi học.

Khoản 2 Điều 24: Cần bổ sung quy định về trách nhiệm và thẩm quyền trong việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông các cấp trên địa bàn Hà Nội. Dự thảo mới đề cập đến thẩm quyền phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.

Khoản 3 Điều 24: Sửa lại cách trình bày nội dung khoản này để gọn và rõ như sau: “Nhà đầu tư đầu tư vào các dự án thành lập mới các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chất lượng cao, cơ sở giáo dục thông minh, cơ sở giáo dục tiên tiến, hiện đại có nhiều cấp học, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông tại các vùng sâu, vùng khó khăn về kinh tế - xã hội trên địa bàn Thủ đô được hưởng ưu đãi quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này”.

Khoản 4 Điều 24: Sửa lại cách trình bày nội dung khoản 4 để ngắn gọn, tránh trùng lặp câu, từ như sau: “4. Cơ sở giáo dục phổ thông công lập của Thủ đô được thực hiện liên kết giáo dục với các cơ sở giáo dục được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục. Chương trình giảng dạy, bằng cấp, chứng chỉ của chương trình liên kết phải đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Việc theo học các chương trình liên kết giáo dục tại các cơ sở giáo dục này theo nguyên tắc tự nguyện. Việc thực hiện liên kết được thực hiện theo quy định của Chính phủ về liên kết đào tạo đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập”.

Khoản 5 mục c: Ở phần trên chưa thấy đề xuất thành lập Quỹ Học bổng – cần bổ sung nội dung này trước khi quy định HĐND quy định việc tổ chức và hoạt động của quỹ này.

Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của nhà đầu tư chiến lược
Huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô Hà Nội
Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hoàn thiện quy định của Dự thảo Luật về Vùng Thủ đô
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Việt Nam - Ấn độ ký kết 9 văn kiện hợp tác

Việt Nam - Ấn độ ký kết 9 văn kiện hợp tác

Nhận lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ từ ngày 30/7-1/8/2024.
Dịch vụ công trực tuyến được cải thiện rõ rệt trong 6 tháng đầu năm 2024

Dịch vụ công trực tuyến được cải thiện rõ rệt trong 6 tháng đầu năm 2024

Sáng 31/7, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì Phiên họp thứ 5 của Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ, sơ kết công tác cải cách TTHC trong 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.
Thủ tướng tiếp các tập đoàn công nghiệp, dầu khí, công nghệ hàng đầu Ấn Độ

Thủ tướng tiếp các tập đoàn công nghiệp, dầu khí, công nghệ hàng đầu Ấn Độ

Thủ tướng đã làm việc với lãnh đạo một số tập đoàn hàng đầu Ấn Độ nhằm tiếp tục cụ thể hóa khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Ấn Độ đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả hơn.
Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ: Hai bên nhất trí cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong dỡ bỏ các rào cản thương mại

Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ: Hai bên nhất trí cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong dỡ bỏ các rào cản thương mại

Chuyên trang điện tử Pháp luật và Xã hội xin giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước cộng hoà Ấn Độ nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ của Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 7/2024

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 7/2024

Chủ động ứng phó với đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ; giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 7/2024.
Báo Kinh tế & Đô thị, Action Aid Quốc tế hợp tác truyền thông vì một xã hội tốt đẹp hơn

Báo Kinh tế & Đô thị, Action Aid Quốc tế hợp tác truyền thông vì một xã hội tốt đẹp hơn

Sáng ngày 31/7, Đoàn công tác của Tổ chức ActionAid Quốc tế do bà Hellen Grace Akwii Wangusa – Chủ tịch HĐQT ActionAid Quốc tế đã đến chào xã giao Báo Kinh tế & Đô thị.
Hội nghị quân sự Trung Giã: pho sử vàng của nền ngoại giao quân sự Việt Nam

Hội nghị quân sự Trung Giã: pho sử vàng của nền ngoại giao quân sự Việt Nam

Hội nghị quân sự Trung Giã (tháng 7/1954) đã góp phần thể hiện bản lĩnh, trí tuệ trong đối ngoại quốc phòng của Quân đội nhân dân Việt Nam. 70 năm qua, Hội nghị đã để lại những bài học kinh nghiệm quý, được TP Hà Nội vận dụng xây dựng và bảo vệ Thủ đô trong giai đoạn hiện nay.
Tuổi trẻ Thủ đô nêu gương thông điệp 5 "tiên phong" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tuổi trẻ Thủ đô nêu gương thông điệp 5 "tiên phong" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 - 2027 (tháng 12/2022), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng truyền thông điệp về tinh thần 5 “Tiên phong” của thanh niên. Thực hiện thông điệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tuổi trẻ Hà Nội quyết tâm nỗ lực rèn luyện, cống hiến, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên trong xây dựng Thủ đô và đất nước.
Ân tình tháng Bảy

Ân tình tháng Bảy

Tháng Bảy với bạn có gì để nhớ? Với tôi, tháng Bảy luôn dệt nhớ dệt thương theo năm tháng cùng những ân tình trân quý.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động