Thứ sáu 22/11/2024 15:42

Các nước Mê Công đánh giá cao Ấn Độ đã hỗ trợ tài chính triển khai 105 dự án giảm nghèo

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 16/7/2023, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mê Công – Sông Hằng (MGC) lần thứ 12 đã được tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham dự của các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ.
Các nước Mê Công đánh giá cao Ấn Độ đã hỗ trợ tài chính triển khai 105 dự án giảm nghèo
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị. Ảnh: Bộ Ngoại giao cung cấp

Các đại biểu đánh giá hợp tác MGC sau hơn 20 năm hình thành và phát triển đã góp phần tăng cường tình hữu nghị, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên, đóng góp xây dựng cộng đồng ASEAN và thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc.

Các nước Mê Công đánh giá cao Ấn Độ đã hỗ trợ tài chính triển khai 105 dự án giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa, cấp nước sạch và xây nhà văn hóa tại nông thôn theo Chương trình dự án tác động nhanh (QIPs), trong đó có 46 dự án đã và đang triển khai tại Việt Nam.

Các Bộ trưởng chia sẻ nhận định khu vực đang đối mặt với nhiều thách thức giai đoạn hậu Covid-19, song cũng có nhiều cơ hội các nước MGC cần nắm bắt. Thảo luận về định hướng hợp tác MGC trong giai đoạn tiếp theo, các Bộ trưởng nhất trí tập trung tạo thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, tăng cường kết nối, giáo dục, quản lý bền vững nguồn nước xuyên biên giới, khoa học và công nghệ, nông nghiệp, y tế, văn hóa và du lịch.

Hội nghị đánh giá cao và nhất trí thông qua sáng kiến của Ấn Độ về thiết lập Cơ chế điều phối hợp tác theo lĩnh vực MGC và thành lập Hội đồng kinh doanh MGC nhằm khuyến khích sự tham gia đóng góp của doanh nghiệp, đưa hợp tác MGC đi vào thực chất, mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Theo đó, các Bộ trưởng nhất trí kéo dài Kế hoạch hành động MGC giai đoạn 2019 - 2022 đến hết năm 2024.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định sự coi trọng và đóng góp hiệu quả của Việt Nam đối với hợp tác MGC. Bộ trưởng nhấn mạnh trong bối cảnh thế giới chuyển biến nhanh, MGC cần ưu tiên và có thể giúp các nước thành viên nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề xuất ba nhóm biện pháp chính.

Thứ nhất, thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các nước Mê Công và Ấn Độ nhằm phục hồi và tăng trưởng bền vững; tìm các biện pháp mới nhằm thuận lợi hóa thương mại xuyên biên giới, thúc đẩy các cơ hội đầu tư, hỗ trợ kết nối doanh nghiệp, đẩy mạnh kết nối giao thông, hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Thứ hai, bảo đảm tương lai xanh và bền vững cho các thế hệ tương lai thông qua hợp tác ứng phó với các thách thức về an ninh lương thực – nước – năng lượng, chuyển giao công nghệ và đầu tư vào năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, huy động các nguồn lực hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng.

Thứ ba, thúc đẩy giao lưu nhân dân góp phần tăng cường tình hữu nghị và quan hệ đối tác giữa các thành viên MGC. Bộ trưởng đề xuất thúc đẩy hợp tác giáo dục, dạy nghề góp phần đáp ứng nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao, mở rộng hợp tác du lịch góp phần phục hồi kinh tế, nhất là du lịch ẩm thực, du lịch đám cưới, và đề nghị Ấn Độ tiếp tục hỗ trợ các nước Mê Công bảo tồn các di sản văn hóa UNESCO. Bộ trưởng cũng đề xuất hoạt động chung của MGC để kỷ niệm 25 năm thành lập MGC vào năm 2025.

Phát biểu của Bộ trưởng được các nước thành viên đánh giá cao, tiếp thu và thể hiện trong các văn kiện của Hội nghị.

Hội nghị kết thúc tốt đẹp với việc thông qua Tuyên bố chung cùng hai phụ lục về điều phối hợp tác MGC theo lĩnh vực và thành lập Hội đồng Kinh doanh MGC. Các Bộ trưởng nhất trí tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác MGC lần thứ 13 vào năm 2024.

Xét xử vụ "chuyến bay giải cứu": Các bị cáo thừa nhận, đã nhận hối lộ
ASEAN cần tích cực tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho Mi-an-ma
Vụ “chuyến bay giải cứu”: Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao thành khẩn nhận tội trước tòa
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Trước diễn biến xung đột giữa Nga và Ucraina, trong đó có nguy cơ leo thang và lan rộng đến một số thành phố lớn của Ucraina, Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến cáo công dân Việt Nam...
Tổng Bí thư Tô Lâm: thực hiện thắng lợi cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: thực hiện thắng lợi cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tổng Bí thư cho biết ngành giáo dục Việt Nam cần phấn đấu tăng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế, đến năm 2030 Việt Nam trong 3 nước đứng đầu ASEAN.
Việt Nam và Malaysia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam và Malaysia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Chiều 21/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, cả hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác Chiến lược toàn diện.
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, để thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam...
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Ngày 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.
Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương và Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản đã tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia với chủ đề "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động