Thứ hai 29/04/2024 16:53

Cà-phê Việt Nam phát triển chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh và bền vững

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Những năm gần đây, cà-phê đặc sản Robusta của Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều hơn tại các hội chợ cà-phê quốc tế ở Mỹ, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc và được các nhà rang xay, nhà nhập khẩu đánh giá cao. Đặc biệt lần đầu tiên cà phê Việt được sử dụng trong các cuộc thi pha chế danh tiếng tại Australia và Mỹ… Vì vậy, chúng ta cần xây dựng văn hóa cà-phê Việt Nam để dẫn dắt ngành hàng cà-phê trở thành một hướng đi tích hợp đa giá trị, mang tính nhân văn tạo dư địa mới, không gian phát triển sáng tạo các sản phẩm từ cà-phê…
Cà-phê Việt Nam phát triển chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh và bền vững

Cà-phê Việt Nam phát triển chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh và bền vững

Xây dựng văn hóa cà phê Việt Nam

Cà phê không đơn thuần là một sản phẩm mà đằng sau nó là truyền thống, lịch sử, văn hóa ẩm thực. Văn hóa ít nhất có thể tạo ra giá trị từ vô hình tới hữu hình. Đắk Lắk và vùng Tây Nguyên phải làm đậm nét hơn, riêng biệt hơn nữa về văn hóa cà phê, như văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nói: Chúng ta cần xây dựng văn hóa cà phê Việt Nam để dẫn dắt ngành hàng cà phê trở thành một hướng đi tích hợp đa giá trị, mang tính nhân văn, làm sao để người trồng cà phê được chia sẻ lợi ích nhiều nhất trong chuỗi giá trị ngành hàng. Xây dựng văn hóa cà phê cần phải có sự chung tay từ bà con nông dân cho đến các doanh nghiệp, nhà phân phối, chính quyền địa phương và cả những ngành văn hóa.

Để phát triển cà-phê Việt Nam chất lượng cao, đặc biệt là tăng giá trị không chỉ ở khâu sản xuất, chế biến tinh mà còn là ở giá trị văn hóa tiêu dùng cà-phê để đi vào đúng cảm xúc.

Một số nước đã làm được thương hiệu cà phê từ chính nguồn cảm xúc của khách hàng, như cà phê Starbucks. Hãng này tiếp cận khách hàng giống như một công ty công nghệ, hơn là một công ty đồ uống. Mỗi khách hàng đến với Starbucks đều được công ty này lưu giữ mọi thông tin trong nhiều năm, từ thói quen, sở thích, đến độ tuổi, cách ăn mặc… Họ sưu tập đầy đủ mọi dữ liệu về khách hàng và từ đó tạo ra một quyền năng về kinh doanh. Rõ ràng, để đổi mới phương thức kinh doanh chúng ta hoàn toàn có thể đi từ công nghệ và khách hàng.

Thị trường London rất chuộng cà phê hòa tan. Sản phẩm phổ biến ở đây là Nescafe, vốn được sản xuất từ Việt Nam. Tuy nhiên, cà phê "3 trong 1” phổ biến tại Việt Nam thì người Anh dè dặt vì không biết thành phần các chất trong đó.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh thêm, ngoài việc khai thác cà phê làm nước uống, cũng cần nghiên cứu, có những biện pháp để tận dụng tất cả các sản phẩm khác từ loài cây này như lá, thân, rễ, bã cà phê… Qua đó, tạo ra những sản phẩm phụ, nhằm đem lại nguồn lợi cho người nông dân.

Việt Nam đang là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 thế giới. Tuy nhiên, chúng ta phải tiếp tục học hỏi, thay đổi để vươn lên, làm nên sự khác biệt của cà phê Việt, để bán giá trị của sự khác biệt trong cà phê.

Giải pháp phát triển cà-phê chất lượng cao

Đối với diện tích cà-phê chất lượng cao, cà-phê đặc sản đang áp dụng quy trình chăm sóc theo các tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP, 4C, Rainforest, Organic. Hiện cà-phê có chứng nhận đạt 185,8 nghìn ha/ 710,66 nghìn ha và hình thành nhiều vùng chuyên canh sản xuất cà-phê hàng hoá lớn, tạo việc làm và thu nhập cho gần 600 nghìn hộ nông dân trong cả nước.

Năm 2022 Việt Nam đã xuất khẩu trên 1,77 triệu tấn cà-phê mang lại kim ngạch trên 4,05 tỷ USD, cao nhất trong những năm qua. Trong sản lượng cà-phê xuất khẩu thì loại cà-phê nhân sống Robusta vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất với trên 1,5 triệu tấn, kim ngạch trên 3 tỷ USD; cà-phê nhân sống Arabica chỉ đạt trên 58 nghìn tấn, kim ngạch trên 253 triệu USD và cà-phê chế biến đạt trên 91 nghìn tấn, kim ngạch trên 572 USD.

Xác định cây cà-phê là thế mạnh của ngành kinh tế xuất khẩu của nước ta nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Để phát triển cà-phê chất lượng cao Đắc Lắc cần quán triệt quan điểm: Không tăng diện tích mà tập trung phát triển cây cà phê cả 3 khía cạnh: kinh tế- xã hội và môi trường. Thứ 2 phối kết hợp với Bộ NNPTNT nghiên cứu giống phù hợp với yêu cầu sinh thái. Thứ 3 đưa công nghệ cơ khí hóa, tự động hóa trong chế biến sâu. Thứ 4 bám bộ tiêu chí cà-phê Việt Nam chất lượng cao…

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà cho biết: Quan điểm của tỉnh không tăng diện tích cà-phê, mà tập trung tái canh theo kế hoạch và thực hiện phát triển cà-phê theo hướng xanh, bền vững ở cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó phát triển cà-phê chất lượng cao, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung có chứng nhận và truy xuất nguồn gốc, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, thu hút đầu tư vào hoạt động chế biến sâu, tìm kiếm thị trường mới là định hướng quan trọng trong việc nâng cao giá trị ngành hàng cà-phê của tỉnh trong những giai đoạn tới

Để phát triển cà-phê Việt Nam chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần hỗ trợ các chương trình cho các tỉnh về tập huấn kỹ thuật, giống cà-phê mới phù hợp với yêu cầu sinh thái và vượt trội về năng suất, chất lượng, mô hình trồng mới, các ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến tiến, thích ứng biến đổi khí hậu, giảm vật tư đầu vào và phát thải cho người sản xuất, truy xuất nguồn gốc nhằm cải tạo vườn cà-phê đã già cỗi góp phần nâng cao năng suất chất lượng cà-phê.

Bên cạnh đó, Bộ tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, cải tạo đất để gìn giữ và duy trì tính chất lý hóa của đất; kiểm soát điều kiện đất đai, nguồn nước và các yếu tố khác để bảo vệ vùng trồng cà-phê chất lượng cao, cà-phê đặc sản. Hỗ trợ công nghệ cơ khí hóa, tự động hóa trong chế biến sâu, bảo quản bảo đảm chất lượng cà-phê đặc sản có hương vị đặc trưng riêng, đáp ứng nhu cầu ở các thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong nước…

Để ngành cà phê đi đúng hướng như các nước phát triển trên thế giới làm thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp cần xây dựng tiêu chí và quản lý cà-phê chất lượng cao cũng như đề xuất xây dựng bộ tiêu chí cà-phê Việt Nam chất lượng cao… nhằm đẩy mạnh phát triển cà-phê Việt Nam chất lượng cao trong thời gian tới.

Tiến sĩ Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội cà-phê Buôn Ma Thuột đề nghị: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị liên quan sớm hoàn thành việc công bố bộ tiêu chí cà-phê chất lượng cao và hệ thống quản lý.

Đồng thời cho triển khai thí điểm việc doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cà-phê Việt Nam chất lượng cao. Bên cạnh đó, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo tổ chức triển khai đề án phát triển cà-phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Ban điều phối ngành hàng cà-phê cần đưa nội dung phát triển cà-phê chất lượng cao, cà-phê đặc sản vào các chương trình hành động điều phối tầm quốc gia…

Lễ hội đường phố “Buôn Ma Thuột - Nơi hội tụ 3 nền văn minh cà phê thế giới”
Hơn 5.000 lượt khách tham quan triển lãm tại Bảo tàng Thế giới Cà phê trong ngày khai mạc
Thương hiệu cà phê Việt một giá trị kinh tế "bỏ trống"
Nguyễn Vũ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động