Thứ sáu 11/10/2024 12:07

473/479 đại biểu đồng ý bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với ông Nguyễn Thanh Long

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 7/6, sau khi thông qua việc điều chỉnh chương trình, Quốc hội đã tiến hành các thủ tục bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội bổ sung vào chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV quy trình công tác cán bộ theo thẩm quyền của Quốc hội để đồng bộ, thống nhất giữa kỷ luật Đảng và Nhà nước, theo nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và chỉ đạo của Bộ Chính trị.
473/479 đại biểu đồng ý bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với ông Nguyễn Thanh Long
Ông Nguyễn Thanh Long

Sáng 7/6, Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội của ông Nguyễn Thanh Long, đồng thời phê chuẩn cách chức Bộ trưởng Bộ Y tế đối với ông này.

Kết quả bỏ phiếu có 473/479 đại biểu đồng ý bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với ông Nguyễn Thanh Long; 471/479 đại biểu đồng ý phê chuẩn cách chức Bộ trưởng Bộ Y tế.

Nghị quyết về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu với ông Nguyễn Thanh Long được thông qua sau đó. Tại Nghị quyết này, Quốc hội khẳng định ông Nguyễn Thanh Long đã vi phạm tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân. Ông Nguyễn Thanh Long đang là đại biểu Quốc hội khóa XV thuộc đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long.

Điều 40 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm. Trình tự bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội được quy định tại Điều 41 Nội quy kỳ họp quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13.

Theo đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội. Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội, sau đó Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu và tiến hành bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về công tác nhân sự.

Theo chương trình của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, Quốc hội sẽ dành hơn 2 ngày để Đại biểu Quốc hội và các tư lệnh ngành có thời gian chất vấn và trả lời chất vấn liên quan đến những vấn đề “nóng” đang được người dân quan tâm. 4 nhóm vấn đề chính sẽ được đưa ra chất vấn và trả lời gồm: lĩnh vực NN&PTNT, Tài chính, Ngân hàng và GTVT.

Theo đó, các tư lệnh ngành trực tiếp đăng đàn trả lời chất vấn sẽ là Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng và Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể.

Cụ thể, trong lĩnh vực NN& PTNT, các đại biểu sẽ tập trung vào việc cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, thu hút đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực Nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó là vấn đề tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; xây dựng cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa, phát triển thị trường nông sản và các giải pháp nhằm ổn định thị trường, kiểm soát biến động giá của một số mặt hàng nông thuỷ sản, thức ăn chăn nuôi và vật tư Nhà nước.

Trong lĩnh vực tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc sẽ tập trung trả lời về nguyên nhân, thực trạng và giải pháp để tháo gỡ các nút thắt, các rào cản để thúc đẩy quá trình cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp và chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành Cty Cổ phần. Song song với đó là vấn đề “nóng”, được nhiều đại biểu và người dân quan tâm trong thời điểm hiện tại, đó là hoạt động của thị trường vốn, chứng khoán, trái phiếu DN cùng với các giải pháp chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm;

Bộ trưởng cũng sẽ trình bày các giải pháp về xây dựng, phát triển thị trường tài chính lành mạnh, bền vững. Các biện pháp chống thất thu thuế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản và việc quản lý thuế đối với các hoạt động kinh doanh online.

Một trong những vấn đề được đưa vào chất vấn là triển khai và thúc đẩy nhanh việc thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính; công tác quản lý giá, mua sắm công và kiểm soát lạm phát theo Nghị quyết của Quốc hội.

Trong lĩnh vực ngân hàng, các đại biểu tập trung vào các nhóm vấn đề như: Việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém gắn với xử lý nợ xấu; cơ chế cấp hạn mức tín dụng hàng năm cho các ngân hàng thương mại và việc quản lý, kiểm soát tín dụng trong lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt cho vay chứng khoán, bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cũng sẽ trả lời về thực trạng, giải pháp phòng chống các hình thức, thủ đoạn của tín dụng đen, tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và các giải pháp để đẩy nhanh việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KTXH thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước, kiểm soát lạm phát, củng cố nền tàng kinh tế vĩ mô.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể sẽ đăng đàn trả lời về thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề tồn đọng trong đầu tư khai thác, kinh doanh các Dự án giao thông theo hình thức BOT; công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo chất lượng cho các công trình giao thông được đầu tư từ Ngân sách Nhà nước.

Một trong các vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm cũng sẽ được đưa vào nội dung chất vấn, đó là: tiến độ thực hiện, chất lượng của các công trình giao thông trọng điểm quốc gia, của hệ thống đường cao tốc trên cả nước hiện nay. Công tác phòng, chống thất thoát, lãng phí trong việc đầu tư và triển khai các dự án này.

Theo đó, các “tư lệnh ngành” không trình bày báo cáo mà tập trung giải trình làm rõ thêm các vấn đề mà đại biểu Quốc hội chất vấn, trả lời thẳng vào câu hỏi, các đại biểu nêu câu hỏi không quá 1 phút, các “tư lệnh ngành” trả lời không quá 3 phút/1 câu, thời gian tranh luận không quá 2 phút.

Bộ GD&ĐT chỉ đạo các NXB thực hiện nghiêm các biện pháp để sách giáo khoa có thể dùng lại nhiều lần
Thu thuế bất động sản: Kê khai ban đầu 500 triệu, kê khai lại lên đến 10 tỷ
Quốc hội nghe báo cáo và thảo luận về các dự án đường bộ cao tốc
Phiên họp Quốc hội ngày 7/6: Lĩnh vực nông nghiệp sẽ mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Đăng Khôi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Cần nâng cao khả năng thích ứng của ASEAN trước các vấn đề lớn có tính toàn cầu

Cần nâng cao khả năng thích ứng của ASEAN trước các vấn đề lớn có tính toàn cầu

Chiều 9/10/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng Lãnh đạo các nước ASEAN tham dự phiên đối thoại với đại diện Hội đồng liên Nghị viện ASEAN (AIPA), Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC) và Thanh niên ASEAN.
Hội nghị Cấp cao ASEAN: sứ mệnh xây dựng một cộng đồng kết nối hơn và tự cường hơn

Hội nghị Cấp cao ASEAN: sứ mệnh xây dựng một cộng đồng kết nối hơn và tự cường hơn

Sáng 9/10/2024, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, thủ đô Viêng-Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, với sự tham dự của Lãnh đạo các nước ASEAN, Timor-Leste cùng nhiều đại diện đối tác, tổ chức quốc tế và khu vực. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự lễ khai mạc.
Hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, kết nối toàn cầu

Hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, kết nối toàn cầu

Ngày 7/10, Hội thảo quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu” đã hoàn thành.
Để việc triển khai Luật Thủ đô 2024 đảm bảo đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả...

Để việc triển khai Luật Thủ đô 2024 đảm bảo đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả...

Sáng 11/10/2024, Thành uỷ Hà Nội tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô số 39/2024/QH15. Phó Bí thư Thành uỷ, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội nghị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Canada

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Canada

Chiều 10/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Canada, nhấn mạnh mục tiêu tăng cường kết nối và phát triển tự cường giữa hai khu vực.
Mãi không bao giờ quên thời khắc lịch sử sáng 10/10/1954

Mãi không bao giờ quên thời khắc lịch sử sáng 10/10/1954

Sáng 10/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và TP Hà Nội trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
“Chúng tôi có khát vọng cháy bỏng được trở về Hà Nội”

“Chúng tôi có khát vọng cháy bỏng được trở về Hà Nội”

Đó là chia sẻ của đại tá Nguyễn Hữu Tài (SN 1929), nguyên Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 209, Đại đoàn 312, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quân huấn, Bộ Quốc phòng về ngày lịch sử Giải phóng Thủ đô 10/10/1954.
Hà Nội vinh danh 10 "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2024

Hà Nội vinh danh 10 "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2024

Sáng 8/10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, TP Hà Nội trang trọng tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, “Người tốt, việc tốt”; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024 và phát động phong trào thi đua "Người tốt, việc tốt" năm 2025.
Giữ rừng để giảm nhẹ thiên tai

Giữ rừng để giảm nhẹ thiên tai

Hiện tượng sạt lở đất, sạt lở núi xảy ra đã nhiều lần trong nhiều năm qua, nhưng đó là những lần đất bị mất chân gây trôi, sạt hay lở xuống. Còn lần này là bùn, bùn nhão.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động