Thứ sáu 22/11/2024 08:40

Thu thuế bất động sản: Kê khai ban đầu 500 triệu, kê khai lại lên đến 10 tỷ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 2/6, đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và Ngân sách NN năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2022; tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số ĐT 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017.
Thu thuế bất động sản: Kê khai ban đầu 500 triệu, kê khai lại lên đến 10 tỷ
Viện trưởng VKSND TC Lê Minh Trí phát biểu tại phiên thảo luận

Trao đổi tại phiên thảo luận, Viện trưởng VKSND TC Lê Minh Trí, Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh bày tỏ vui mừng khi đất nước kiểm soát được đại dịch Covid-19 và kinh tế - xã hội dần phục hồi với nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên vẫn còn đó những điều đáng lo ngại do ảnh hưởng của đại dịch là rất lớn cùng với những bất ổn của tình hình thế giới, xung đột địa chính trị ảnh hưởng đến tình hình trong nước.

Đại biểu cho biết, hiện nay giá cả tăng cao nhưng lương người lao động không tăng, thậm chí giảm hoặc có tăng nhưng không đáng kể. Doanh nghiệp thì phải chịu chi phí đầu vào cao để phục hồi sản xuất kinh doanh. Trước tình hình đó, chính sách miễn giảm thuế của Chính phủ là một quyết sách đúng, kịp thời để góp phần kiềm chế giá cả, lạm phát cũng như hỗ trợ trực tiếp cho người dân và doanh nghiệp.

Để chính sách này tiếp tục phát huy hiệu quả, đại biểu Lê Minh Trí kiến nghị Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu đánh giá bổ sung việc miễn giảm thuế sâu hơn không chỉ 2% và kéo dài thời gian áp dụng không chỉ trong năm 2022 mà có thể hai năm hoặc dài hơn, và lựa chọn những khu vực, lĩnh vực, đối tượng bị tác động nặng nề nhất để hỗ trợ.

Nếu lựa chọn đúng đối tượng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế hỗ trợ sẽ phục hồi nhanh để thúc đẩy, dẫn dắt chung nền kinh tế. Đồng thời, hàng năm có đánh giá điều chỉnh phù hợp. Bên cạnh đó, đại biểu cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét, ban hành Nghị quyết chống trốn thuế, chống chuyển giá; đồng thời có chủ trương chỉ đạo tăng cường cuộc đấu tranh chống hàng gian hàng giả, buôn lậu.

Trước thực tế một số vụ án trong ngành y tế dẫn đến việc tổ chức đấu thầu đấu giá, mua sắm thuốc men, sinh phẩm và trang thiết bị y tế đang bị đình trệ, việc thực hiện hợp tác kinh doanh, đầu tư các trang thiết bị y tế thế hệ mới từ nguồn xã hội cũng dừng lại.

Đại biểu cho rằng, đây là chủ trương đúng nhưng cách làm có sơ hở, có sai. Viện trưởng VKSND TC kiến nghị Quốc hội và Chính phủ nên có chỉ đạo các cơ quan có liên quan, các ngành có liên quan ban hành nhanh văn bản hướng dẫn để tháo gỡ ngay những vấn đề bất ổn trong lĩnh vực này. Cần phải kịp thời ban hành bổ sung những quy định pháp luật, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, không để những lỗ hổng trong quản lý, tạo điều kiện cho sự phát triển sự phục vụ tốt hơn cho nhân dân, cần bổ sung tạo hành lang pháp lý để đảm bảo cho người thực hiện nhiệm vụ được an tâm.

Thu thuế bất động sản: Kê khai ban đầu 500 triệu, kê khai lại lên đến 10 tỷ
Đại biểu Hoà thượng Thích Thanh Quyết, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại phiên thảo luận

Đại biểu Hoà thượng Thích Thanh Quyết, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ triển khai một số chương trình, chính sách hỗ trợ đầu tư công, quan tâm giải ngân vốn đầu tư công, phân bổ vốn đầu tư cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, giảm nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân đang gặp khó khăn trong phục hồi sản xuất kinh doanh, tránh nguy cơ phát sinh nợ xấu.

Góp ý tại phiên thảo luận, đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp khẳng định, từ đầu năm đến nay dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của các ngành, các cấp nên dịch bệnh kiểm soát đẩy lùi, nền kinh tế đang hồi phục hồi, phát triển, kinh tế vĩ mô ổn định, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp tăng trở lại.

Điều đáng mừng là có trên 30.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động tăng GDP hơn 5%, thu ngân sách cao hơn cùng kỳ, nợ công ở mức thấp, kim ngạch xuất khẩu tăng cao, nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ cho nền kinh tế đời sống, việc làm, an sinh xã hội được đảm bảo, quốc phòng, an ninh được giữ vững, góp phần củng cố niềm tin và Nhân dân.

Thu thuế bất động sản: Kê khai ban đầu 500 triệu, kê khai lại lên đến 10 tỷ
Đại biểu Phạm Văn Hoà, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp nêu ý kiển tại buổi họp

Thời gian qua việc tăng thu từ dầu thô khiến giá xăng dầu trong nước không ngừng tăng, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống và sản xuất kinh doanh, làm xáo trộn không nhỏ đến sinh hoạt của người lao động. Đại biểu Phạm Văn Hoà cho rằng việc bình ổn giá xăng dầu trong nước ở mức cho phép là điều cần cho việc phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống sinh hoạt của người dân.

Để thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội năm 2022, nhất là những tháng cuối năm, đại biểu Nguyễn Đại Thắng, Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên đề xuất một số giải pháp, cụ thể:

Đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục thực hiện các giải pháp để bảo vệ vững chắc thành quả phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã đạt được, bảo đảm duy trì bền vững nền kinh tế mở trong trạng thái bình thường. Bởi dịch bệnh Covid- 19 tuy đã được ngăn chặn nhưng vẫn tiềm ẩn các nguy cơ có thể phát sinh biến chủng mới và thế giới đến nay vẫn chưa thực sự an toàn. Vì vậy, phải có những giải pháp và kịch bản để ứng phó tình huống khi có biến chủng mới lây lan nhanh, nguy hiểm hơn.

Thu thuế bất động sản: Kê khai ban đầu 500 triệu, kê khai lại lên đến 10 tỷ
Đại biểu Nguyễn Đại Thắng, Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên nêu một số giải pháp tại buổi thảo luận

Tiếp đó, Chính phủ cũng cần có chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương quản lý, điều hành, theo dõi chặt chẽ diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp bình ổn giá phù hợp, dự báo các mặt hàng, nguyên liệu có khả năng thiếu hụt tạm thời và trong dài hạn để có chính sách ứng phó phù hợp. Riêng về mặt hàng xăng dầu, cần bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng, để với mức phù hợp để điều hành giá xăng dầu trong nước linh hoạt, có phần ổn định thị trường, đáp ứng đủ nguồn cung xăng dầu trong nước.

Bên cạnh đó, đề nghị điều chỉnh linh hoạt kết hợp hài hòa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để điều hành cung tiền, lãi suất, điều tiết giá cả. Cần tập trung triển khai có hiệu quả, kịp thời Nghị quyết 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa tiền tệ, hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Chỉ số lạm phát tăng chịu ảnh hưởng lớn tới hiệu quả đầu tư công trong quá trình kích cầu đầu tư. Do vậy, đề nghị Chính phủ tiếp tục có giải pháp để triển khai quyết liệt việc giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng các dự án, công trình trọng điểm, quan trọng quốc gia.

Nguyên tắc cơ bản của việc điều tiết giá trong nền kinh tế thị trường là đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, chương trình phục hồi và phát triển xã hội với quy mô 350.000 tỷ đồng cùng các gói hỗ trợ năm 2021 đang thẩm thấu vào từng lĩnh vực của nền kinh tế, làm cho tổng cầu tăng đột biến.

Do vậy, đề nghị Chính phủ tiếp tục có những giải pháp thúc đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa trong nước, tăng cường biện pháp kiểm tra, giám sát, điều hành nguồn cung, vật tư đầu vào, kể cả hàng hóa tiêu dùng ở các vùng miền, giữa các địa phương với nhau, không để bị đứt gãy, đặc biệt chỗ cung ứng của thế giới với Việt Nam, tránh trường hợp đầu cơ, găm hàng tích trữ.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm 2021 dịch bệnh khắc nghiệt nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và nội lực của Nhân dân và sự điều hành Chính phủ đã thu được nhiều thắng lợi GDP tăng 2,58%, thu ngân sách vượt 16,8 %, CPI 1,84 % và nợ công, bội chi ngân sách 3,41%.

Chính phủ chuẩn bị đầy đủ kinh phí, nguồn lực để mua vắc xin chống dịch một cách thành công và tháo gỡ những khó khăn gặp phải. Về vấn đề thu ngân sách, nhiều ý kiến cho rằng là thu chủ yếu từ đất và từ dầu thô, trong đó thu từ đất thu được là 185 ngàn tỷ, chiếm11 % tổng thu ngân sách. Thu từ dầu thô đạt 44.000, có nghĩa là 2,9 %, như vậy là chúng ta chỉ chiếm 14% tổng thu ngân sách thực hiện. Điều đó có nghĩa là năng lực về sản xuất kinh doanh của Việt Nam vẫn tốt.

Đối với vấn đề thu thuế bất động sản, để giảm tình trạng trốn thuế và có sự trục lợi về thuế, Bộ Tài chính đã có hai văn bản chỉ đạo cơ quan thuế phải siết chặt vấn đề thu thuế để đúng với giá trị mua bán. Theo thống kê, 5 tháng đầu năm đã thu được 16.200 tỷ đồng, vượt thu so với cùng kỳ năm 2021 là 6.600 tỉ; có những trường hợp ban đầu phải kê khai 500 triệu nhưng sau đó được giải thích và kê khai lại là 10 tỷ.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng có công điện nghiêm cấm cán bộ thuế nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân. Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, làm tốt công tác tiền phòng, hậu kiểm sẽ không để các vụ án hình sự xảy ra. Có tình trạng cơ quan thuế nhũng nhiễu, lót tay, trục lợi, hối lộ thì sẽ xử xử lý nghiêm. Bộ Tài Chính cũng sẽ đề nghị các địa phương xây dựng hệ số điều chỉnh, xây dựng dữ liệu về mua bán bất động sản để minh bạch hơn trong quá trình thu thuế bất động sản.

Đa số cử tri, Nhân dân, nhà giáo, nhà khoa học không đồng tình môn Lịch sử là môn học lựa chọn
Đề xuất bổ sung các cá nhân hoạt động nhiếp ảnh, kiến trúc, văn học, soạn giả sân khấu được xét danh hiệu NSND, NSƯT
Mở rộng phạm vi công khai thông tin ở cấp xã
Quy hoạch cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch cấp cao hơn
Quy hoạch tốt nhất là quy hoạch thể hiện được sự mong muốn của người dân
Tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc ca
Đăng Khôi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động