Mở rộng phạm vi công khai thông tin ở cấp xã
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBộ trưởng Bộ Nội Vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày trước Quốc hội. |
Theo đó, cùng với việc thay đổi tên gọi của dự án Luật là “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở”, Luật này quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra Nhân dân và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, Nghị định số 04/2015/NĐ-CP và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ, dự thảo Luật có những điểm mới cơ bản như:
Quy định cụ thể quyền nghĩa vụ của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, trong đó bổ sung quy định về ủy quyền thực hiện dân chủ ở cơ sở; quyền khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền thụ hưởng thành quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nghĩa vụ kịp thời phản ánh, kiến nghị, báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; quy định phạm vi thực hiện dân chủ đối với từng loại hình cơ sở;quy định hình thức chế tài xử lý vi phạm đối với từng nhóm chủ thể và hành vi vi phạm.
Mở rộng phạm vi công khai thông tin ở cấp xã phù hợp với quy định của Luật Thông tin và pháp lệnh hiện hành, đa dạng hoá hình thức công khai thông tin ở cấp xã, bổ sung một số hình thức mới như đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử..., thông qua hội nghị trao đổi, đối thoại giữa UBND cấp xã và Nhân dân; thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của UBND cấp xã theo quy định của pháp luật, thông qua mạng xã hội; mở rộng dân chủ trực tiếp tại cấp xã theo hướng bổ sung các vấn đề Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp; quy định về sáng kiến trực tiếp của nhân dân; thay đổi thẩm quyền công nhận hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố từ UBND cấp huyện sang UBND cấp xã...
Bên cạnh đó còn bổ sung các hình thức công khai thông tin, lấy ý kiến thông qua hệ thống thông tin nội bộ, đăng trên cổng, trang thông tin của cơ quan, đơn vị quy định theo hướng có sự phân biệt về nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục cán bộ, công chức, viên chức kiểm tra và giám sát; bổ sung hình thức giám sát thông qua hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, đơn vị theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp, bổ sung nội dung người lao động được quyết định mức đóng các loại quỹ xã hội, quỹ từ thiện tại doanh nghiệp; quy định theo hướng có sự phân biệt về nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục người lao động kiểm tra và người lao động giám sát; bổ sung một số nội dung hiện đang được thực hiện theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam .
Về trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở, dự thảo Luật có các điểm mới, gồm: quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở; quy định cụ thể trách nhiệm của HĐND, UBND cấp xã, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở; quy định kết quả thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị là căn cứ để đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị; quy định cụ thể trách nhiệm quản lý Nhà nước của Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ LĐ – TB và XH và chế độ báo cáo về thực hiện dân chủ ở cơ sở; quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, cấp huyện trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở…
Về Thanh tra Nhân dân: Chính phủ đề nghị bổ sung chế định Thanh tra Nhân dân (hiện đang điều chỉnh tại Luật Thanh tra) sang quy định tại dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở theo hướng kế thừa hầu hết các quy định còn phù hợp của Luật Thanh tra năm 2010 về Thanh tra Nhân dân; sửa đổi quy định về số lượng thành viên Ban Thanh tra Nhân dân cấp xã tương ứng số lượng thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã nhưng không ít hơn 5 người.
Trong quá trình xây dựng, trình dự án Luật, còn có ý kiến khác nhau liên quan đến việc quy định về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp trong dự án Luật này, Chính phủ báo cáo và xin ý kiến Quốc hội, cụ thể như sau:
Đề nghị dự án Luật quy định một chương riêng về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ tại các loại hình doanh nghiệp, trong đó quy định một số đặc thù đối với doanh nghiệp nhà nước và đề nghị không quy định về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp.
Chính phủ thống nhất với loại ý kiến thứ nhất. Trên cơ sở đó, dự thảo Luật quy định một chương về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp, trong đó quy định chung về công khai thông tin tại doanh nghiệp, về người lao động tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát trong mọi loại hình doanh nghiệp; đồng thời, bổ sung một số quy định đặc thù áp dụng với doanh nghiệp Nhà nước, như: các nội dung công khai tại doanh nghiệp Nhà nước; hình thức người lao động giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân tại doanh nghiệp Nhà nước.
Toàn văn bài phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV | |
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV sẽ thông qua 6 dự án luật | |
Khai mạc Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại