Thứ sáu 29/03/2024 01:25
Đại biểu Quốc hội thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch

Quy hoạch tốt nhất là quy hoạch thể hiện được sự mong muốn của người dân

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 30/5, Quốc hội nghe Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành.
Quy hoạch tốt nhất là quy hoạch thể hiện được sự mong muốn của người dân
Đại biểu Hà Phước Thắng - Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh phát biểu tại Kỳ họp.

Phát biểu điều hành phiên thảo luận, Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, để triển khai giám sát chuyên đề tối cao của Quốc hội theo chủ trương đổi mới hoạt động giám sát, ngoài báo cáo của các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, 63 đoàn ĐBQH, 63 HĐND các tỉnh, thành phố đều có báo cáo giám sát, trong đó nhiều báo cáo chất lượng tốt. UBTVQH đã họp 4 Phiên để cho ý kiến về đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết, thông qua báo cáo, làm việc với Ban cán sự Đảng Chính phủ.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu thảo luận về các vấn đề cụ thể được nêu trong báo cáo, và những vấn đề các đại biểu quan tâm...

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Hà Phước Thắng, Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh thống nhất với các nội dung trong báo cáo, nhất là 8 đề xuất, kiến nghị của Đoàn giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành. Qua tham gia giám sát công tác quy hoạch cùng những kiến nghị của cử tri tại địa phương, đại biểu Hà Phước Thắng góp ý vào nội dung này và đưa ra một số đề xuất sau:

Thứ nhất, hiện nay trong công tác quy hoạch, bên cạnh việc áp dụng Luật Quy hoạch, còn phải tuân thủ các quy định của Luật có liên quan như Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Quy hoạch đô thị. Tuy nhiên, giữa các luật này còn có các quy định chưa đồng bộ. Đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần rà soát để bổ sung, sửa đổi các luật có liên quan đến công tác quy hoạch để đảm bảo tính đồng bộ và khả thi.

Thứ hai, cần có quy định đồng bộ các khái niệm về chức năng đất được quy hoạch giữa quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn và kế hoạch sử dụng đất để đồng bộ, thống nhất, làm cơ sở lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm đối với các tiêu chí sử dụng đất được duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.

Thứ ba, để đảm bảo hài hòa giữa yêu cầu phát triển nhanh, bền vững, tăng tính khả thi của các đồ án quy hoạch đô thị và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân trong khu vực có quy hoạch, đại biểu Hà Phước Thắng kiến nghị Chính phủ cần có những chính sách phù hợp về nhà, về đất đối với người dân trong khu vực quy hoạch theo hướng tạo sự công bằng, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến đời sống và quyền lợi hợp pháp của người dân, hạn chế điều chỉnh quy hoạch làm ảnh hưởng đến chất lượng đồ án quy hoạch.

Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tổ chức thực hiện quy hoạch, đáp ứng yêu cầu phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo mục tiêu phát triển bền vững.

Thứ tư, kiến nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách thu hút nhiều nguồn đầu tư để đầu tư nhanh vào những khu vực quy hoạch chức năng công cộng như công viên, trường học, bệnh viện để quy hoạch sớm được thực thi, tạo thêm nhiều thiết chế văn hóa, giáo dục, thể thao, y tế phục vụ cho người dân ngày càng tốt hơn và sớm ổn định cuộc sống của người dân trong khu vực có quy hoạch các công trình công cộng nêu trên.

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh, Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đề nghị làm rõ thêm một số vấn đề cung cấp thêm thông tin và có một số ý kiến kiến nghị về việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về quy hoạch. Đại biểu cho biết, các quy định hiện nay chưa có tiêu chí hay, hệ thống các giá trị để giúp người dân tham gia đóng góp ý kiến đánh giá cho các đồ án quy hoạch. Những quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân và cộng đồng còn khá chung chung.

Vai trò của cộng đồng chưa được quy định rõ. Có đến 4 chủ thể liên quan đến quy hoạch là Nhà nước, tư vấn, chủ đầu tư và người dân, nhưng luật vẫn chưa quy định rõ biện pháp chế tài nào, nếu ai sai thì bị xử lý ra sao, mức độ xử lý đến đâu. Bên cạnh đó, luật cũng chưa quy định được cơ chế thương thuyết và giải quyết các vướng mắc của người dân nếu người dân chưa hài lòng với cách giải quyết của chính quyền.

Để thực hiện công tác quy hoạch có hiệu quả, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh đề xuất các yêu cầu, tiêu chí đặt ra đối với kiến thức, kỹ năng của nhà tư vấn, nhà quản lý khi áp dụng thực hiện các quy trình có sự tham gia của cộng đồng. Việc lấy ý kiến của cộng đồng, cơ chế phản hồi và giải trình trước sự tham gia của cộng đồng cũng cần phải được thể chế hóa.

Nhấn mạnh, bản quy hoạch tốt nhất là bản quy hoạch thể hiện được sự mong muốn của người dân, theo đại biểu, một bản quy hoạch có tính linh hoạt, đáp ứng những yêu cầu mà người dân cho là cần thiết để việc thực hiện lấy ý kiến của người dân được tốt hơn.

Do đó, chính quyền các cấp, đội ngũ công chức cần thực sự coi phục vụ người dân là mục tiêu chính trong hoạt động của mình. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập quy hoạch không chỉ làm đúng theo đúng quy định của pháp luật về công bố thông tin, lấy ý kiến người dân mà còn tùy thuộc vào tình hình, đặc điểm phân bố dân cư để có biện pháp đưa thông tin đến người dân một cách phù hợp nhất.

Cùng một nội dung nhưng cần có kế hoạch tổ chức thông tin lấy ý kiến người dân bằng nhiều hình thức phát khác nhau, phù hợp với từng nhóm dân cư. Việc nghiên cứu phương pháp có sự tham gia của cộng đồng vào công tác quy hoạch là rất cần thiết, góp phần phát triển xã hội theo hướng công bằng, dân chủ và bền vững, đại biểu khẳng định.

Quy hoạch tốt nhất là quy hoạch thể hiện được sự mong muốn của người dân
Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh, Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng phát biểu ý kiến.

Nhất trí với nội dung Báo cáo của Đoàn giám sát, đại biểu Nguyễn Hải Dũng, Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định cho rằng, báo cáo đã cho thấy bức tranh tổng thể từ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đến việc triển khai việc lập, thẩm định quyết định và phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch theo Luật Quy hoạch năm 2017.

Những nhận xét, đánh giá trong báo cáo đều dựa trên những tài liệu và thực tiễn khách quan đang tồn tại và diễn ra trong quá trình thực thi Luật Quy hoạch. Đồng tình với các kiến nghị về việc ban hành Nghị quyết giám sát, đề ra những giải pháp để tháo gỡ vướng mắc trong các văn bản quy phạm pháp luật và các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch.

Quy hoạch tốt nhất là quy hoạch thể hiện được sự mong muốn của người dân
Đại biểu Nguyễn Hải Dũng, Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định trình bày tại Kỳ họp.

Về một số vấn đề cụ thể, đại biểu Nguyễn Hải Dũng cho biết báo cáo giám sát đã chỉ ra công tác phối hợp và chia sẻ thông tin liên ngành liên cấp giữa các bộ, ngành và địa phương chậm và còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, cũng có những kết quả nổi bật đáng ghi nhân của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc phối hợp, chia sẽ thông tin.

Dẫn ví dụ phối hợp và chia sẻ thông tin giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải trong quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch không gian biển nguyên nước; quy hoạch không gian biển, vùng bờ đa dạng sinh học, quy hoạch phát triển điện lực bảo đảm tối ưu giao thông hệ thống thủy lợi, đại biểu nhấn mạnh, chia sẻ thông tin tốt sẽ không xảy ra việc chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy hoạch với nhau nhất là trong xây dựng các quy hoạch ngành quốc gia.

Theo đại biểu Nguyễn Hải Dũng, một trong những điểm mới đáng ghi nhận là công tác dự báo trong quá trình lập quy hoạch mới đã dựa trên cơ sở khoa học và không ấn định các con số cụ thể được áp dụng trong phương pháp luật quy hoạch ngành quốc gia Phương pháp này là phù hợp với tốc độ biến đổi nhanh chóng của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và vẫn tình hình được quy mô đầu tư giúp cho nhà đầu tư chủ động và yên tâm khi quyết định đầu tư, đại biểu nêu rõ.

Đại biểu cũng nhận thấy rằng việc thực hiện Luật Quy hoạch trong điều kiện khó khăn, chồng khó khăn về nhân lực, năng lực của hầu hết tổ chức tư vấn chưa đáp ứng được yêu cầu quy hoạch tổng hợp, các chuyên gia nước ngoài lại không am hiểu về lịch sử, văn hóa, luật pháp, không am hiểu sâu sắc về tiềm năng, lợi thế vùng, tỉnh. Do đó, trong điều kiện khó khăn về nhân lực thì nhiều quy đạt mục tiêu đến ngày 31/12/2022 được phê duyệt cũng có thể được coi là thành công.

Chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế làm cho thời gian lập quy hoạch kéo dài, đại biểu Nguyễn Hải Dũng đề nghị trong Nghị quyết giám sát cần có giải pháp khắc phục việc hướng dẫn mẫu hóa các nội dung như đề cương, nhiệm vụ lập quy hoạch chưa rõ, thời gian thẩm định và phê duyệt tương đối dài; đồng thời tháo gỡ vướng mắc về quy định các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ không thể tham gia đấu thầu các gói thầu tư vấn lập quy hoạch do Bộ, cơ quan ngang Bộ làm chủ đầu tư, trong khi đây là những đơn vị có năng lực và kinh nghiệm, có thông tin và cơ sở dữ liệu tốt nhất.

Quy hoạch cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch cấp cao hơn
Đa số cử tri, Nhân dân, nhà giáo, nhà khoa học không đồng tình môn Lịch sử là môn học lựa chọn
Mở rộng phạm vi công khai thông tin ở cấp xã
Đăng Khôi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động