4 bước chăm sóc trẻ bị sốt khi nhiễm Covid-19
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTrẻ bị sốt cần được bù nước và điện giải đầy đủ để tránh mệt mỏi (ảnh P.C) |
BS. Vũ Minh Thu, khoa Nhi-Bệnh viện Quân Y 103 cho biết, trẻ bị nhiễm Covid-19 thì như không dùng thuốc kháng virus. Trẻ không phải người lớn thu nhỏ. Mỗi độ tuổi khác nhau, cân nặng và triệu chứng khác nhau sẽ có thuốc và liều khác nhau, chỉ định nhập viện và tiên lượng khác nhau.
Bệnh nhân nhi nhiễm Covid triệu chứng chủ yếu nhẹ, tuy nhiên dùng thuốc ở bệnh nhi không như người lớn, nên không thể truyền kinh nghiệm như người lớn được, do vậy cần dùng thuốc đúng liều theo cân nặng mới hiệu quả.
Để hạ sốt cho trẻ nhiễm Covid-19 một cách tốt nhất mọi người cần tuân thủ theo 4 bước sau:
Bước 1: cặp nhiệt độ cho trẻ
Bước 2: cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi có chỉ định. Trẻ nôn thì dùng thuốc đặt hậu môn.
Bước 3: sau 1-2 giờ dùng hạ sốt, cặp nhiệt độ lại cho trẻ. Nếu vẫn sốt cao, không hạ tiếp tục cho trẻ uống hạ sốt nhóm ibuprofen. Nếu sốt trên 39 độ, ngoài việc cho dùng hạ sốt như liều bác sỹ kê thì nới rộng quần áo, bỏ vợi tất chân ra, dùng khăn tẩm nước ấm chườm ở trán, nách và 2 bẹn để hạ sốt nhanh hơn .
Bước 4: cặp lại nhiệt độ cho trẻ sau khi dùng hạ sốt 4-6 giờ. Nếu có chỉ định, lặp lại bước 1.
Ngoài ra cho trẻ uống bù nước và điện giải: Chọn loại oresol ngon, dễ uống, trẻ thích. Cho trẻ uống thừ từ, có thể từng ngụm. Uống khi trẻ sốt và cả sau thời gian trẻ mới hết sốt.
Về dinh dưỡng cho trẻ, BS. Thu cho biết: cho trẻ dùng sữa bột, sữa tươi, nước trái cây, cháo mềm, loãng vì trẻ chủ yếu viêm họng, thanh quản nên rất khó ăn và uống. Ko ép trẻ ăn uống nhiều trong giai đoạn mới nhiễm vì trẻ nôn ra còn bị mất nhiều chất điện giải hơn so với lượng ép.
"Trẻ sốt cao, sốt dài không phải chỉ định nhập viện nên bố mẹ bình tĩnh. Cho trẻ tự chăm sóc điều trị tại nhà là điều kiện tốt nhất giúp trẻ hồi phục nhanh nhất", BS. Thu đưa ra lời khuyên.
Còn theo PGS-TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, phần lớn trẻ mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm đường hô hấp trên hoặc rối loạn tiêu hóa, hồi phục trong 1-2 tuần. Vì thế, khi phát hiện trẻ nghi nhiễm hoặc đã nhiễm Covid-19, cha mẹ cần bình tĩnh xác định mức độ bệnh của con.
Nếu trẻ mắc mức độ nhẹ thì việc điều trị tại nhà là chìa khóa giúp trẻ được chăm sóc tốt từ gia đình, ít ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ và hạn chế tình trạng quá tải y tế không cần thiết, nguy cơ lây nhiễm virus, bệnh khác từ bệnh viện. Khi trẻ chơi có ngoan, có ăn bú đầy đủ và có đáp ứng với thuốc hạ sốt, trẻ tỉnh táo, tiến triển tốt trong 24- 48 giờ thì có thể tiếp tục chăm sóc tại nhà, không cần phải đưa đi bệnh viện-TS. Trần Minh Điển phân tích.
Trẻ sốt, sốt cao là khi thân nhiệt đo được trên 37,5 độ C. Lúc này cha mẹ cần nới lỏng quần áo, mặc đồ mỏng nhẹ, dễ thấm mồ hôi. Hạ sốt với paracetamol khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên. Nếu trẻ có tiền sử co giật do sốt thì dùng thuốc khi trẻ sốt từ 38 độ C trở lên. Liều dùng: 10-15mg/kg/lần (cân nặng x 10 (hoặc 15)=số mg), cách mỗi 4-6 giờ nếu sốt lại; không dùng liều thấp hơn hoặc cao hơn. Tổng liều tối đa: Không quá 4.000mg/ngày với trẻ lớn, thừa cân, béo phì và 60mg/kg/ngày với trẻ nhỏ. Cần xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng ibuprofen. Có thể lau (chườm) nách, bẹn với nước ấm. Uống nhiều nước hơn (sữa, nước hoa quả, nước canh). Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C khó hạ dù đã uống hạ sốt, sốt kéo dài trên 5 ngày hoặc trẻ có các dấu hiệu bất thường-nguy hiểm kèm theo. Khi trẻ ăn uống rất kém, tiểu ít hoặc giảm số lần đi tiểu (số lần thay bỉm), môi miệng khô, mắt trũng, bỏ ăn bỏ bú thì cha mẹ cần báo ngay cho nhân viên y tế đang theo dõi trẻ. Trẻ phát ban (nổi mẩn) có thể là triệu chứng thông thường khi nhiễm virus hoặc là dấu hiệu cảnh báo nặng. Vì vậy, cha mẹ cần báo ngay cho nhân viên y tế đang theo dõi trẻ để được đánh giá, phân biệt và xử trí từ xa. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại