"Ý nghĩ duy nhất là khắc phục triệt để sai phạm"
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBị cáo Trần Văn Nam trả lời toà |
Đang quyết liệt giải quyết các tồn tại
Tại toà, đại diện tỉnh ủy Bình Dương cho biết, 2 lô đất "vàng", tổng diện tích 188 ha ở Bình Dương nằm ở vị trí cửa ngõ, là nơi khẳng định hình ảnh, thương hiệu của tỉnh Bình Dương.
Đến giờ này, Văn phòng tỉnh ủy, Thường trực tỉnh ủy đang quyết liệt giải quyết các tồn tại. Hành vi sai phạm của các cá nhân gây ra sẽ được các cơ quan tố tụng phán quyết, còn trách nhiệm của tỉnh Bình Dương là tìm mọi cách để làm đúng pháp luật.
Liên quan đến khu đất 145 ha, giữa tỉnh ủy Bình Dương, Văn phòng tỉnh ủy, Cty Tân Thành và các cá nhân, pháp nhân góp vốn có văn bản thống nhất sẽ hoàn trả khu đất cho Tỉnh ủy và Tỉnh ủy hoàn trả tiền vốn góp tại thời điểm góp vốn.
Về khu đất 43 ha, nếu tòa tuyên hủy các hợp đồng để trả lại khu đất cho tỉnh Bình Dương, Tỉnh ủy phải cho đấu giá khu đất đó, nếu không sẽ gây thất thoát tài sản Nhà nước.
Trong khi đó, đại diện Cty Tân Thành cho hay, tôn trọng quyết định của tòa và giữ nguyên quan điểm trả lại dự án cho Tỉnh ủy và mong muốn HĐXX xem xét đến quyền lợi của cổ đông trên giá trị hiện tại của Cty Tân Thành.
Theo đại diện Cty Tân Thành, cơ cấu cổ đông gồm Tổng Cty 3-2 sở hữu 30% vốn, Cty Hưng Vượng sở hữu 38% và Cty Phát Triển sở hữu 31%.
Khu đất trên có 2 hạng mục gồm sân golf và khu thương mại dịch vụ. Hiện sân golf đã đưa vào khai thác. Cty Tân Thành đầu tư hơn 400 tỉ đồng vào khu đất trên.
Ngoài ra, Cty đã thế chấp 5 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn Ngân hàng BIDV. Cho đến nay, tổng dư nợ vay là hơn 200 tỷ đồng. Cty đề nghị tòa xem xét quyền lợi của các cổ đông hiện tại và các bên liên quan cũng như quyền lợi của các hội viên đầu tư vào sân golf.
Đại diện Tổng Cty 3-2 với tư cách là cổ đông sở hữu 30% cổ phần của Cty Tân Thành cho hay, sẽ đồng ý theo phán quyết của tòa.
Đã khắc phục hậu quả...
Bị cáo Võ Hồng Cường, cựu Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty Hưng Vượng; cựu thành viên HĐQT Tổng Cty sản xuất - xuất nhập khẩu Bình Dương (Tổng Cty 3-2) - Cty CP; cựu Chủ tịch HĐQT Cty Tân Thành bị cáo buộc "Tham ô tài sản" liên quan đến khu đất 145 ha.
Theo cáo buộc của VKSND TP Hà Nội, ngày 6/6/2017, bị cáo tham gia họp Đại hội đồng cổ đông bất thường Cty Tân Thành để thống nhất nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất khu đất 145 ha của Tổng Cty 3-2 với giá 139 tỷ đồng.
Năm 2018, Cty Hưng Vượng phải thanh toán cho Tổng Cty 3-2 - Cty CP khoản tiền trước đó được cho vay để góp vốn vào Cty Tân Thành. Trong đó có nghĩa vụ của bị cáo Cường với tư cách cổ đông chiếm giữ 22,62% vốn điều lệ.
Bị cáo Minh, cựu Chủ tịch HĐQT Tổng Cty 3-2 đưa ra chủ trương mua lại cổ phần của Cty Tân Thành, trước khi mua sẽ định giá lại khu đất 145 ha theo giá thị trường, từ đó sẽ có giá trị chênh lệch cổ phần trên sổ sách và trên thực tế.
Cáo buộc cho rằng, bị cáo Cường đã thống nhất và thực hiện theo chỉ đạo của Nguyễn Văn Minh như: nộp đủ vốn điều lệ vào Cty Tân Thành đế đủ điều kiện chuyển nhượng; biết việc mua lại 15% cổ phần tại Cty Tân Thành do cá nhân Nguyễn Thục Anh (con gái Nguyễn Văn Minh) và vợ là Trần Đình Như Ý nắm giữ là trái quy định pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện.
Ngày 15/11/2018, bị cáo Cường tham gia cuộc họp của HĐQT Tổng Cty 3-2 - Cty CP và thống nhất mua lại không quá 20% vốn điều lệ của Cty Tân Thành với giá tối đa không quá 119.678 đồng/cổ phần.
Đồng thời, Trần Nguyên Vũ, Tổng Giám đốc Cty Tân Thành không lập Phương án đầu tư cụ thể trình HĐQT phê duyệt nên không được thực hiện việc mua bán cổ phần, trái quy định tại điểm d khoản 3 Điều 12 Quy chế quản lý tài chính của Tổng Cty 3-2 - Cty CP.
Tuy nhiên, với vai trò Tổng Giám đốc Cty Hưng Vượng, ông Cường vẫn ký Hợp đồng chuyển nhượng 4% cổ phần tại Cty Tân Thành cho Tổng Cty 3-2 - Cty CP để được chiếm hưởng cá nhân hơn 47 tỷ đồng.
Trình bày trước HĐXX, ông Cường cho hay, năm 2019, dư luận bàn tán việc mua bán không minh bạch 19% cổ phần Tổng Cty 3-2 tại Cty Tân Phú và Cty Hưng Vượng. Với tư cách Tổng Giám đốc, bị cáo đã gặp một số luật sư nhờ tư vấn.
Bị cáo còn gặp một số anh em ngành tư pháp nhờ tư vấn. Họ chung một ý kiến phải dứt điểm và hoàn trả tất 19% - phần ngọn và phần gốc - trả 70% mua trước đó, dù đúng hay sai không cần biết.
"Ý nghĩ duy nhất là khắc phục triệt để sai phạm", ông Cường trình bày. Bị cáo cho rằng, khi vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí" bị khởi tố, bị cáo đã khắc phục hậu quả.
“Sau khi được tư vấn, cần phải dứt điểm hoàn trả lại 19% cổ phần, bị cáo đã cùng vợ chạy vạy, gõ cửa từng nhà. Bị cáo đã bán nhà, bán tài sản để khắc phục số tiền bị cho là tham ô. Trong vòng 6 tháng bị cáo chuyển trả hơn 700 tỷ đồng cho Tổng Cty SX-XNK Bình Dương" - bị cáo cáo Cường.
Ngày mai, HĐXX tiếp tục phần xét hỏi với các bị cáo.
Tại phiên toà xét xử ngày 17/8, đại diện VKSND TP Hà Nội đã hỏi bị cáo Nguyễn Đại Dương. Bị cáo Dương tiếp tục khẳng định, nội dung cáo trạng truy tố mình về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" là không đúng. Bị cáo khai, không tham gia thành lập Cty Âu Lạc, không soạn thảo hợp đồng giữa Cty này với Tổng Cty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương (Tổng Cty 3-2) để thành lập liên doanh Cty Tân Phú và không có việc nhờ anh Dương Đình Tâm (một người bán thịt lợn) đứng tên cổ đông thành lập Cty Âu Lạc. |
Toà xét xử vắng mặt 2 bị cáo | |
Hình ảnh trong phiên toà xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại