Xây dựng và phát triển Văn hoá Ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênLễ trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam giai đoạn I năm 2022. Ảnh: BTC |
Đề án "Xây dựng và phát triển Văn hoá Ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia" là một nhiệm vụ quan trọng do Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam chủ trì triển khai. Mục tiêu chính của đề án là tìm kiếm, phục dựng, bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa đặc biệt của ẩm thực Việt Nam một cách bền vững, nhằm thúc đẩy thương hiệu Việt Nam ra thế giới đồng thời đóng góp vào sự cạnh tranh quốc gia và phát triển kinh tế của đất nước.
Nội dung Đề án bao gồm việc khảo sát, thu thập dữ liệu của văn hóa ẩm thực Việt Nam để xây dựng “Tổng tập 1.000 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam” và tiến hành chuyển đổi số cơ sở dữ liệu đó thành “Bản đồ trực tuyến ẩm thực Việt Nam”, “Bảo tàng trực tuyến Ẩm thực Việt Nam”.
Đề án được chia thành 3 giai đoạn, bắt đầu từ năm 2022 và dự kiến kéo dài đến năm 2024. Trong giai đoạn 2, Đề án tập trung vào các chương trình: hỗ trợ địa phương hình thành bộ sự kiện cùng các hoạt động thúc đẩy phát triển hệ sinh thái Văn hoá Ẩm thực; truyền thông, quảng bá trên bình diện quốc gia và quốc tế; nhằm tôn vinh các giá trị; từng bước định hình chiến lược phát triển Văn hoá Ẩm thực địa phương; triển khai Tổng tập “Tinh hoa Ẩm thực Việt”, bao gồm các bộ sự kiện cấp Quốc gia gắn với chuỗi hoạt động tại các địa phương; hoạt động Cooking show, cuộc thi Nghệ nhân/Đầu bếp trẻ, quảng diễn các “Món ngon Quê tôi” được thiết kế gắn với các sự kiện của địa phương; tổ chức Lễ hội Tết Việt với các hoạt động hội tụ ẩm thực trên khắp địa phương, được thể hiện bởi tài năng và bản sắc của nghệ nhân đến từ các vùng miền; kết hợp triển lãm thương mại qua nhiều gian hàng trưng bày sản vật địa phương và doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm,…
Toàn bộ hoạt động Đề án giai đoạn 2023, chương trình từ “Món ngon Quê tôi” đến “Tinh hoa Ẩm thực Việt” được triển khai toàn diện trên nền tảng công nghệ.
Quá trình thực hiện Đề án có sự đồng hành, hỗ trợ của nhiều đối tác, trong đó có thương hiệu CHIN-SU. Là đối tác chiến lược cùng Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam trong suốt 2 giai đoạn của Đề án, CHIN-SU đồng hành cùng Hiệp Hội trong việc tham gia, đánh giá và chọn lựa các món ẩm thực tiêu biểu để vinh danh các món ăn tiêu biểu tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản đồ ẩm thực Việt.
Bà Đinh Hồng Vân - Giám đốc Marketing cấp cao ngành hàng gia vị CHIN-SU nhấn mạnh “Tiếp nối thành công giai đoạn 2022, sự đồng hành của CHIN-SU cùng Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam năm 2023 hứa hẹn là bước tiếp theo để tôn vinh các giá trị văn hóa, dinh dưỡng và kinh tế để ẩm thực Việt trở thành nền ẩm thực hàng đầu thế giới, góp phần phát triển kinh tế du lịch Việt Nam nói chung và địa phương nói riêng”.
Tại lễ công bố, CHIN-SU và Hiệp Hội Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam cùng các đối tác đã cùng nhau ký thỏa thuận hợp tác chiến lược đánh dấu bước phát triển tiếp theo trong giai đoạn 2 năm 2023 của Đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”.
Trong khuôn khổ của Đề án, VCCA cũng tổ chức Lễ trao giấy chứng nhận cho 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I - 2022.
Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã xác định du lịch ẩm thực là một trong những dòng sản phẩm quan trọng, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh và thương hiệu du lịch Việt Nam. Để khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế về du lịch ẩm thực, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam định hướng xây dựng các sản phẩm du lịch ẩm thực hấp dẫn, chất lượng, trong đó chú trọng cung cấp những trải nghiệm, khám phá về bản sắc văn hoá, sinh hoạt cộng đồng của điểm đến gắn với từng món ăn. |
Cô gái thổi hồn cho ẩm thực Việt Nam từ đất sét | |
Thú vị thổi hồn ẩm thực Việt Nam vào đất sét |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại