Xây dựng nông thôn mới Hà Nội đi vào chiều sâu, thực chất và bền vững
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Diện mạo nông thôn Hà Nội đổi thay tích cực sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành uỷ. Ảnh: Trọng Tùng. |
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII. Hội nghị được tổ chức sáng 21/4, với sự tham dự của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan.
Bộ mặt nông thôn Hà Nội đổi thay tích cực
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đảng bộ TP Hà Nội đã triển khai các nhiệm vụ chính trị trong bối cảnh có những thuận lợi cơ bản, nhưng cũng nhiều khó khăn hơn so với dự báo. Song với tinh thần đoàn kết và trách nhiệm, sáng tạo và đổi mới, quyết tâm chính trị cao, Thành ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, hệ thống chính trị từ TP đến cơ sở vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi nhiều chỉ tiêu phát triển.
Để hoàn thành thực hiện các nhiệm vụ của TP nửa đầu nhiệm kỳ, Hà Nội triển khai thực hiện bài bản, tích cực 10 Chương trình công tác lớn toàn khóa, trong đó có Chương trình số 04-CTr/TU về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025”.
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, ngay sau khi Chương trình được ban hành, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04 đã được thành lập; đã bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu và yêu cầu, nhiệm vụ của Chương trình, ban hành đầy đủ các văn bản chỉ đạo. Duy trì chế độ họp định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm theo quy chế làm việc. Thường trực Ban Chỉ đạo và các đồng chí thành viên đã thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc và các nhiệm vụ được phân công.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến nay, đã có 23/33 chỉ tiêu của Chương trình số 04 vượt kế hoạch, hoàn thành kế hoạch như: Có 100% số xã (382/382 xã) đạt chuẩn nông thôn mới; đang hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương công nhận 3 huyện còn lại đạt chuẩn nông thôn mới; có 111 xã nông thôn mới nâng cao; 20 xã nông thôn mới kiểu mẫu; Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 0,17% (TP cơ bản không còn hộ nghèo); có 2.167 sản phẩm OCOP được công nhận; có 100% tỷ lệ các xã có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ
Đến nay, 100% các thôn được phủ sóng di động 3G/4G/5G hoặc internet băng rộng; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; 95% cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề có trạm xử lý nước thải; 88% gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa; tốc độ tăng trưởng bình quân của giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản năm 2022 đạt 3,03%...
Bộ mặt nhiều vùng nông thôn Hà Nội khang trang, sáng, xanh, sạch đẹp, cảnh quan môi trường nông thôn được quan tâm, gìn giữ. Cơ sở vật chất của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao được quan tâm đầu tư. Nếp sống văn minh được củng cố và từng bước hoàn thiện, tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú từ vùng nội đô tới vùng ven đô, xóa dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn…
Bên cạnh kết quả đạt được, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong kết quả thực hiện Chương trình số 04. Điển hình là sản xuất nông nghiệp còn tình trạng manh mún, phân tán, chưa bền vững; sự phát triển của kết cấu hạ tầng gắn với đời sống văn hóa, tinh thần của người dân tại các địa phương có khoảng cách chênh lệch khá cao; thu nhập của một bộ phận nông dân còn thấp và bấp bênh; môi trường sống tại một số vùng nông thôn còn ô nhiễm; văn hóa nông thôn và một số giá trị truyền thống có nguy cơ mai một...
Phấn đấu đến năm 2025, Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
Thành uỷ Hà Nội luôn xác định Chương trình xây dựng nông thôn mới có tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn và thời gian thực hiện lâu dài, có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc. Phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại hạn chế, TP phấn đấu đến năm 2025 sẽ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, 100% huyện, xã đạt chuẩn nông thôn mới, 20% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu…
Để thực hiện được mục tiêu đó, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các ban ngành chức năng, MTTQ và các đoàn thể của TP, cũng như cấp ủy, chính quyền, Ban chỉ đạo từ TP đến cơ sở tiếp tục rà soát, bám sát các định hướng, mục tiêu, Nghị quyết của Trung ương và TP; đặc biệt là Nghị quyết số 15 ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 30 ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 19 ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan thăm gian trưng bày sản phẩm OCOP bên lề hội nghị. |
Thời gian tới, đề nghị các sở ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ 17, Chương trình số 04 của Thành ủy. Tập trung xây dựng nông thôn hiện đại, phồn vinh, hạnh phúc, dân chủ, văn minh; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ theo tiêu chí đô thị; môi trường xanh, sạch, đẹp; đời sống văn hoá lành mạnh, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Phát triển nông nghiệp, nông thôn phải gắn với không gian di sản văn hoá vật thể, phi vật thể; bảo vệ các giá trị, bản sắc văn hoá dân tộc cao đẹp.
Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, thực chất hơn, hiệu quả hơn và bền vững hơn. Quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên đất, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững các hệ sinh thái. Chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp và an toàn cho nhân dân.
Trong giai đoạn 2023 - 2025, Hà Nội cũng sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái. Thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có.
Trong quá trình phát triển, TP cũng sẽ quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường nông thôn, phát triển các mô hình thôn xóm sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn và văn minh làm tiền đề cho phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn TP về lâu dài. Đồng thời bảo tồn được hồn cốt văn hóa nông thôn của Thủ đô, cũng như hình thành các vành đai xanh sinh thái, bao bọc cho vùng trung tâm Thủ đô.
Để Chương trình số 04 đi vào hiệu quả, thực chất, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cho biết, Hà Nội sẽ tăng cường đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các cấp, các ngành, nhằm phát hiện mô hình mới, cách làm sáng tạo, để chỉ đạo phổ biến nhân rộng; đồng thời, phát hiện những khó khăn, vướng mắc, những hạn chế, khuyết điểm để kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ...
Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, trong hơn 2 năm qua, Hà Nội đã huy động được từ nguồn xã hội hóa 2.741,6 tỷ đồng để thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU, trong đó kinh phí do nhân dân đóng góp là 688,2 tỷ đồng. “Hà Nội sẽ ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho các địa bàn khó khăn để góp phần thu hẹp khoảng cách trong xây dựng nông thôn mới giữa các địa phương, bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới…” - Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến. |
Hà Nội: Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới | |
Nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại