Thứ tư 16/10/2024 00:00

Vụ “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành: Vai trò của ông Đặng Nghĩa Toàn trong vụ án

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trước đề nghị của các bị can yêu cầu xem xét quan hệ vay nợ của Đặng Nghĩa Toàn và Nguyễn Thị Hà Thành, có phải đồng phạm hay không, chủ tọa Phan Huy Cương đã cho hay, cơ quan công tố xác định ông Toàn là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, dù vụ án đã qua nhiều lần điều tra bổ sung.
Vụ “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành: Vai trò của ông Đặng Nghĩa Toàn trong vụ án
Ông Đặng Nghĩa Toàn tại phiên tòa ngày 11/3

Nguyễn Thị Hà Thành vay tiền của Đặng Nghĩa Toàn với hình thức gửi tiền tiết kiệm

Trước tòa, về giao dịch với Đặng Nghĩa Toàn, Nguyễn Thị Hà Thành cho rằng bị cáo đã đặt vấn đề vay tiền của ông Toàn thông qua việc mượn sổ tiết kiệm đồng sở hữu, không phải qua ngân hàng. Bị cáo cho rằng ông Toàn có biết việc Thành sẽ dùng sổ tiết kiệm để thế chấp vay vốn. Đồng thời, mình đã trả cả tiền gốc và lãi cho ông Toàn với tổng số tiền khoảng 80 tỷ đồng, gồm trả bằng tiền mặt lẫn chuyển khoản. Đối với tiền mặt, bị cáo khai trả cho ông Toàn 35 tỷ đồng tại quán cà phê trên phố Lê Đại Hành, Hà Nội.

Tuy nhiên, ông Toàn phủ nhận toàn bộ lời khai của Nguyễn Thị Hà Thành. Đề cập câu hỏi trong việc giao dịch với Nguyễn Thị Hà Thành, ông Toàn khẳng định việc đưa sổ cho Thành không phải là một giao dịch.

Ông Toàn nhiều lần khẳng định trước tòa, không nghĩ bị Hà Thành lừa. "Tôi tin tưởng các ngân hàng, tiền trong sổ tiết kiệm thì khó mà tác động được, ngoài ra còn có tin nhắn báo biến động số dư. Điều quan trọng là tôi gửi tiền vào ngân hàng theo đúng quy trình, kể từ lúc đó, ngân hàng có trách nhiệm quản lý số tiền cho tôi”, ông Toàn nói.

Theo cáo trạng, Nguyễn Thị Hà Thành khai quen biết Đặng Nghĩa Toàn (sinh năm 1977, Hoàn Kiếm) do Nguyễn Giang Hòa giới thiệu.

Do không có tài sản đảm bảo cho khoản vay tại ngân hàng và vay tiền của Đặng Nghĩa Toàn nên Thành đã lợi dụng mối quan hệ với nhân viên các ngân hàng có thể giúp Thành vay tiền ra trong ngày, lợi dụng sơ hở trong quy trình thẩm định, ký hồ sơ cho vay của ngân hàng, Thành nghĩ ra phương án vay tiền của Đặng Nghĩa Toàn với hình thức Toàn gửi tiền tiết kiệm vào các Ngân hàng do Thành chỉ định, đưa Sổ tiết kiệm cho Thành để Thành chứng minh năng lực tài chính, Thành trả lãi ngoài cho Toàn 4,2 – 4,5%/tháng. Toàn đồng ý. Khi Thành chỉ định gửi tại các ngân hàng, Toàn hỏi lý do thì Thành nói là có quan hệ ở đây, còn cụ thể quan hệ với ai thì Thành không nói cho Toàn biết.

Từ ngày 18/6/2018 đến 21/8/2018, Nguyễn Thị Hà Thành vay Toàn 50 tỷ đồng bằng hình thức yêu cầu Toàn gửi tiết kiệm vào NCB rồi đưa sổ tiết kiệm cho Thành giữ, sau đo Thành dùng thủ đoạn gian dối, chiếm đoạt của NCB 47,5 tỷ đồng.

Ngày 17/10/2018, Thành cùng Tùng làm giả hồ sơ vay cầm cố 3 sổ tiết kiệm giá trị 12 tỷ mang tên Đặng Nghĩa Toàn, 2 sổ tiết kiệm giá trị 40 tỷ đồng mang tên Tạ Thị Thu Trang (vợ của Toàn) sau đó dùng thủ đoạn gian dối vay, chiếm đoạn của Ngân hàng Pvcombank số tiền 49.5 tỷ đồng.

Ngày 5/11/2018, Tùng ký giả chữ ký của Toàn cầm cố 1 số tiết kiệm giá trị 20 tỷ đồng mở ngày 5/7/2018 mang tên Đặng Nghĩa Toàn vay, chiếm đoạt của Ngân hàng VAB số tiền 19,5 tỷ đồng.

Tổng số tiền Thành vay của Toàn, sau đó chỉ định Toàn gửi tiết kiệm tại 3 ngân hàng là 122 tỷ đồng; Thành khai đã trả được 35 tỷ đồng tiền gốc, 44.630.000.000 đồng tiền lãi + 1 xe Mercedes, giá trị khoảng 2 tỷ đồng của các khoản vay tại 3 Ngân hàng.

Nguồn tiền Thành trả lãi cho Toàn là đều lấy từ các khoản vay tại các Ngân hàng VAB, NCB, Pvcombank. Tuy nhiên, đa số trả bằng tiền mặt, không có người chứng kiến, thỉnh thoảng khi trả lãi có kể với Thu Hương hoặc nhờ Thu Hương trả cho Toàn. Quá trình điều tra bổ sung, Thành khai, Thành nghĩ khi Toàn đưa sổ tiết kiệm cho Thành thì Toàn biết Thành sẽ dùng sổ tiết kiệm để cầm cố cho các khoản vay tại 3 ngân hàng.

Vụ “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành: Vai trò của ông Đặng Nghĩa Toàn trong vụ án

Đặng Nghĩa Toàn là người có quyền và nghĩa vụ liên quan

Đặng Nghĩa Toàn phủ nhận lời khai trên của Hà Thành, Toàn khai Thành nói với Toàn, Thành là nhân viên ngân hàng đi huy động chỉ tiêu, nếu Toàn gửi tiền vào Ngân hàng do Thành chỉ định, ngoài tiền lãi được hưởng ghi trên sổ tài khoản, Thành còn trả cho Toàn 1 khoản lãi ngoài bằng với lãi suất ghi trên sổ tài khoản. Vì vậy, Toàn đã tin lời Thành và gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng do Thành chỉ định để nhận lãi do 3 ngân hàng trả vào tài khoản của Toàn, Trang và khoản lãi thưởng do Thành trả ngay sau khi gửi tiền tiết kiệm và giao sổ tiết kiệm cho Thành. Thành yêu cầu Toàn giao sổ tiết kiệm cho Thành để đảm bảo Thành không rút tiền tiết kiệm trước hạn, ảnh hưởng đến chỉ tiêu huy động vốn của Thành.

Toàn không cho Thành vay tiền như lời khai của Thành nên không nhận được 35 tỷ đồng tiền gốc và tiền lãi từ số tiền 122 tỷ đồng; Toàn không biết, không rõ Thành sử dụng các sổ tiết kiệm như thế nào; không tham gia vào việc thế chấp các sổ tiết kiệm để Thành vay tiền của Ngân hàng. Toàn cũng không nhận được văn bản nào của Ngân hàng thông báo các sổ tiết kiệm của Toàn bị cầm cố cho các khoản vay. Hàng tháng, Toàn vẫn được Ngân hàng trả lãi vào tài khoản mà không có việc phong tỏa sổ tiết kiệm, phong tỏa tiền lãi.

Cùng với những lời cáo buộc của các nhân viên ngân hàng, Toàn và Trang đều phủ nhận. Tại cơ quan điều tra, Toàn – Trang đều khai không biết, không đồng ý cho việc Hà Thành sử dụng sổ tiết kiệm của Toàn để cầm cố cho các khoản vay. Toàn – Trang không ký vào các chứng từ bảo lãnh cho khoản vay.

Cáo trạng cũng cho hay, tài liệu thu thập được trong hồ sơ vụ án không có căn cứ kết luận Đặng Nghĩa Toàn biết và giúp sức cho Thành dùng sổ tiết kiệm của mình để lừa đảo chiếm đoạt tiền của 3 ngân hàng VAB, NCB và Pvcombank, nên việc Cơ quan điều tra kết luận tách tài liệu đối với hành vi của Đặng Nghĩa Toàn và Tạ Thị Thu Trang để tiếp tục điều tra làm rõ, giải quyết sau là không có căn cứ pháp luật mà cần phải được xem xét giải quyết trong vụ án này.

Thực tế không có ngân hàng nào trả lãi ngoài bằng 100% lãi suất niêm yết công khai, nên lời khai của ông Toàn về việc không cho Thành vay 122 tỷ đồng, mà gửi tiết kiệm lấy lãi suất tại 3 ngân hàng là không có cơ sở, cáo trạng nêu. Hồ sơ vụ án đủ cơ sở xác định quan hệ giữa Thành và ông Toàn là vay tiền - trả lãi như lời khai của Thành. Tuy nhiên, lãi suất 4,2%-4,5%/tháng không đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Toàn nên cơ quan điều tra không đề cập xử lý hành vi này.

Việc Hà Thành khai đã trả cho ông Toàn 35 tỷ đồng đến nay không có tài liệu nào chứng minh, không có căn cứ kết luận ông Toàn đã nhận khoản tiền này từ Hà Thành. Đối với tiền lãi, tài liệu vụ án cho thấy bị can đã trả cho ông Toàn, nhưng không xác định được số tiền lãi cụ thể mà Thành đã trả đối với 122 tỷ đồng ông Toàn gửi tại 3 ngân hàng.

VKS ghi nhận trong vụ án này, vợ chồng ông Đặng Nghĩa Toàn đã yêu cầu 3 ngân hàng NCB, PVcomBank và VietABank phải trả cho họ tổng số tiền 122 tỷ đồng đã gửi vào các nhà băng.

Liên quan đến vụ án này, TAND TP Hà Nội từng hoãn phiên nhiều lần, trả hồ sơ điều tra bổ sung, yêu cầu làm rõ một số vấn đề như: Ông Đặng Nghĩa Toàn, có hay không dấu hiệu đồng phạm lừa đảo với bị cáo chính Nguyễn Thị Hà Thành, và thực chất, quan hệ vay nợ của Thành và ông Toàn ra sao; Hồ sơ vụ án cũng chưa làm rõ được tổng số tiền lãi ông Toàn nhận từ Thành và số tiền lãi Thành nhận từ các ngân hàng là bao nhiêu. Song cho đến hôm nay, ông Toàn vẫn được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Vụ Vụ "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành: Lời khai của người giúp sức cho bị cáo Thành
Vụ “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành: Những kẽ hở trong hoạt động ngân hàng Vụ “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành: Những kẽ hở trong hoạt động ngân hàng
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động