Vì sao nhiều cô gái mới ngoài 20 đã “cạn kiệt trứng” không thể sinh nở?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo bác sĩ, kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu sức khỏe của phụ nữ nhưng có một thực trạng là nhiều chị em lại đang rất chủ quan với bất thường ở kinh nguyệt |
Đừng chờ đến lúc lập gia đình mới tới gặp bác sỹ
Cô gái trẻ sinh năm 1996 (ở Hà Nội) cùng bạn trai đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, điều khiến cô bất ngờ đó là kết quả siêu âm, xét nghiệm cho thấy cô bị vô sinh vì cạn kiệt trứng.
Theo cô gái cho biết bản thân bắt đầu có kinh nguyệt từ năm lớp 7. Thời gian đầu 3 - 4 tháng mới có kinh một lần. Cách đây 5 năm, khoảng 6 tháng mới kinh một lần và 3 năm gần đây hoàn toàn không có kinh nguyệt. Vì bận rộn công việc cũng như nghĩ đơn giản là tình trạng này không quá nghiêm trọng nên cô không đi khám.
Cũng chỉ mới 26 tuổi, chị L. (Hà Nội) kết hôn vài năm nhưng không có con. Sau khi thăm khám, bác sĩ bất ngờ nhận thấy hai buồng trứng của chị L. đã teo hết. Các chỉ số xét nghiệm đều cho thấy tình trạng suy buồng trứng sớm rõ rệt. Cả gia đình đều sốc và bất ngờ vì tuổi của bệnh nhân còn quá trẻ, không nghĩ rằng tuổi mãn kinh của bệnh nhân lại sớm như vậy.
Bệnh nhân đã bật khóc rồi ngất lịm khi biết tin bị suy buồng trứng. Khi tỉnh lại, chị không tin vào điều đó. Chị vô cùng ân hận, day dứt, nghĩ rằng giá như mình đi khám sản phụ khoa sớm hơn thì đã được tư vấn và điều trị sớm hơn.
Bác sĩ Phan Chí Thành, Chánh văn phòng Trung tâm đào tạo - Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết hình ảnh siêu âm buồng trứng của bệnh nhân cũng không còn nang trứng. Kết quả xét nghiệm hormone dự trữ buồng trứng cũng không có và được chẩn đoán mắc căn bệnh suy buồng trứng. Dù tuổi còn khá trẻ nhưng các kết quả siêu âm, xét nghiệm của cô gái này như một phụ nữ mãn kinh 50 tuổi. Vì cạn kiệt trứng nên để có thể mang thai thì phương án gần như duy nhất là phải xin trứng của người khác. Một đặc điểm chung của nhiều bạn nữ có chu kỳ kinh không đều là có thân hình mũm mĩm. Cần nhấn mạnh rằng, mỡ và đường là kẻ thù của buồng trứng. Do đó, chế độ ăn càng nhiều rau và vi chất, đặc biệt là các loại rau, hoa đậm màu sẽ càng tốt cho sự phát triển của buồng trứng.
Cách phát hiện suy buồng trứng sớm
Theo bác sĩ Thành, kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu sức khỏe của phụ nữ nhưng có một thực trạng là nhiều chị em lại đang rất chủ quan với bất thường ở kinh nguyệt. Có 2 khả năng xảy ra khi kinh nguyệt không đều. Thứ nhất là suy buồng trứng, như trường hợp của bệnh nhân trên và khả năng thứ hai, phổ biến hơn, dẫn đến kinh nguyệt không đều là do rối loạn rụng trứng.
Trong trường hợp được xác định là suy buồng trứng sớm, bác sĩ sẽ tư vấn để giữ lại nang trứng cho người bệnh. Đồng thời, có những biện pháp can thiệp để hỗ trợ sinh sản cho người bệnh |
Tình trạng này, theo bác sĩ Thành, rất hay gặp ở những bạn có quá nhiều trứng, thường được gọi là buồng trứng đa nang.
Mặc dù suy buồng trứng sớm không phải là bệnh lý có thể diễn ra ngay trong thời gian ngắn, những biểu hiện của bệnh kéo dài trong một khoảng thời gian. Thế nhưng, nhiều phụ nữ đến bệnh viện khi tình trạng bệnh đã ở giai đoạn muộn, thậm chí đã chuẩn bị bước vào thời kỳ mãn kinh.
Theo bác sĩ Thành, nếu các bệnh nhân nói trên đi khám lúc kinh nguyệt còn đều, bác sĩ sẽ tư vấn nên sinh sản sớm hơn. Thời điểm các bệnh nhân tới khám, kinh nguyệt hoặc vẫn còn nhưng rất thưa thớt, trứng vẫn còn nhưng rất ít, hoặc đã hết hẳn trứng, mãn kinh.
Có bệnh nhân may mắn vì đến khám khi chưa bị mãn kinh hoàn toàn nên bác sĩ mới có thể can thiệp cho bệnh nhân bằng các biện pháp bơm tinh trùng vào tử cung hoặc thụ tinh ống nghiệm để có con. Nếu bệnh nhân để thêm 1-2 năm nữa mới đi khám sẽ mãn kinh, không thể sinh sản và nguy cơ lão hóa nhanh.
Theo bác sĩ Phạm Thúy Nga - trưởng khoa hỗ trợ sinh sản và nam học, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội - dấu hiệu đầu tiên của suy buồng trứng thường là rối loạn kinh nguyệt, trễ kinh, có thể tồn tại trong nhiều năm hoặc phát triển sau khi mang thai hay sau khi ngừng thuốc tránh thai.
Bên cạnh đó, có thể khó mang thai, nóng ran hay còn gọi là bốc hỏa, khô âm đạo, khó chịu hoặc mất tập trung, giảm ham muốn tình dục.
Hiện không có phương pháp điều trị nào được chứng minh là có thể khôi phục chức năng bình thường cho buồng trứng của phụ nữ. Tuy nhiên, suy buồng trứng không phải là bệnh có diễn biến trong thời gian ngắn mà diễn ra trong thời gian dài.
Ngay khi có những biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, kỳ kinh thưa, ít, giảm dần… nữ giới cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra càng sớm càng tốt. Bởi rối loạn kinh nguyệt là một trong những biểu hiện dễ nhận thấy nhất.
Trong trường hợp được xác định là suy buồng trứng sớm, bác sĩ sẽ tư vấn để giữ lại nang trứng cho người bệnh. Đồng thời, có những biện pháp can thiệp để hỗ trợ sinh sản cho người bệnh.
Hiện nay, xu hướng phụ nữ lập gia đình muộn hơn trước, có người sau 35 tuổi. Vì vậy, chị em có ý định lập gia đình muộn nên đi khám phụ khoa để xem chất lượng trứng của mình còn tốt hay không. Với những phụ nữ có khả năng tài chính tốt, muốn bảo tồn khả năng sinh sản có thể chọn phương án trữ trứng để sử dụng sau này.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại