Thứ hai 25/11/2024 10:08
Luật Thủ đô 2024

Tuyên truyền người dân hiểu các quy định của Luật Thủ đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ông Nguyễn Công Anh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội cho biết, trong kế hoạch triển khai Luật Thủ đô năm 2024, TP quán triệt công chức của Thủ đô hiểu cặn kẽ các quy định của Luật Thủ đô và tuyên truyền người dân hiểu các quy định của Luật Thủ đô để khi mọi người hiểu thì sẽ nỗ lực cùng nhau chung tay góp sức để thực hiện hóa vào chương trình của TP.
Tuyên truyền người dân hiểu các quy định của Luật Thủ đô
Ông Nguyễn Công Anh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Ảnh: Quang Tấn

Cơ chế chính sách đặc thù cho Hà Nội

Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Công Anh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội cho biết, Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 ngày 28/6 và ngày 23/7 vừa rồi, Văn phòng Chủ tịch nước đã công bố Lệnh công bố của Chủ tịch nước về Luật Thủ đô và một số luật khác.

Các chính sách cơ bản và cơ chế chủ chốt của Luật Thủ đô 2024 bao gồm: tổ chức chính quyền đô thị - được quy định một chương trong Luật Thủ đô (Chương 2). Trong đó, quy định về: tổ chức chính quyền đô thị; từ HĐND, UBND và các cơ quan chuyên môn của TP cũng như các quận, huyện. Trong Luật Thủ đô có rất nhiều nội dung phân quyền của các cơ quan Trung ương cho TP Hà Nội.

Ví dụ như: cơ chế đầu tư, xây dựng đường sắt đô thị theo định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng (TOD), phát triển nông thôn. Trong khi, Luật Thủ đô năm 2012 không có nội dung phát triển nông thôn. Cùng đó, Luật Thủ đô quy định phát triển các chính sách về y tế và an sinh xã hội; các chính sách về phát triển khoa học công nghệ, có quy định về sử dụng tài sản công trong nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ. Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, đây là quy định mới mà hệ thống luật pháp của chúng ta chưa đề cập đến, mà Luật Thủ đô 2024 đã có.

Tiếp tục bổ sung các cơ chế đã có sẵn về tài chính như: huy động nguồn lực về tài chính và quy hoạch phát triển đô thị, phát triển giao thông. Đây là những nội dung đã được Luật Thủ đô năm 2012 đề cập nhưng lần này tiếp tục bổ sung và làm rõ hơn để có các điều kiện để phát triển.

Một nội dung rất quan trọng là phát triển văn hóa Thủ đô, các cơ chế để phát huy phát triển các giá trị văn hóa, công trình văn hóa. Ngoài ra, một nội dung rất quan trọng là phát huy tính đầu tàu của Thủ đô, đó là nội dung về liên kết vùng, quy định cho Thủ đô được sử dụng ngân sách của mình hỗ trợ các tỉnh có liên quan và đầu tư ra các tỉnh xung quanh. Đây là những nội dung thể hiện rõ chính sách Thủ đô là đầu tàu của vùng cũng như cả nước để thu hút các nguồn lực phát triển.

Ông Nguyễn Công Anh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội cho biết thêm, chính quyền đô thị tại Luật Thủ đô 2024 có rất nhiều điểm mới. Trong đó, số lượng đại biểu HĐND TP được bầu tăng từ 95 lên 125 người. Số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách ít nhất là 25% tổng số đại biểu HĐND.

Cùng đó, HĐND TP được tăng các ban chuyên trách của hội đồng tối đa thêm 2 ban để tăng tính chuyên nghiệp hoạt động của HĐND TP. Quan trọng là giao cho HĐND TP xây dựng cơ chế làm việc để phát huy hiệu quả các chính sách; giao cho HĐND TP rất nhiều thẩm quyền…

Triển khai Luật Thủ đô đi vào cuộc sống

Chia sẻ về việc triển khai Luật Thủ đô năm 2024, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội thông tin, ngay từ khi diễn ra Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, lãnh đạo UBND TP Hà Nội đã quan tâm, chỉ đạo Sở Tư pháp. Từ đó, Sở Tư pháp đã xây dựng kế hoạch chi tiết gửi lấy ý kiến các sở, ngành.

Trong kế hoạch có các nội dung lớn, đó là: quán triệt các cơ quan Nhà nước trên địa bàn Thủ đô, công chức của Thủ đô hiểu cặn kẽ các quy định của Luật Thủ đô và tuyên truyền người dân hiểu các quy định của Luật Thủ đô để khi mọi người hiểu thì sẽ nỗ lực cùng nhau chung tay góp sức để hiện thực hóa vào chương trình của TP.

Thể chế hóa các nội dung Luật Thủ đô được giao cho Chính phủ, các bộ, HĐND, UBND. Theo đó, nội dung giao cho Chính phủ quy định chi tiết Nghị định là 6 nội dung, giao TP Hà Nội 52 nội dung và có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Trong đó, trước mắt 30 nội dung của HĐND và 12 nội dung thuộc UBND; cùng với đó là rất nhiều đề án, các quyết định cụ thể, dự án, đề án… để triển khai cụ thể Luật Thủ đô. Tổng cộng là 80 nội dung đã đề cập, không phải văn bản quy phạm pháp luật đề cập 80 nội dung mà cả các đề án cụ thể để triển khai Luật Thủ đô.

Rà soát các văn bản của TP Hà Nội ban hành trước khi thi hành Luật Thủ đô 2024. Tất cả các sở, ngành phải rà soát, nếu chưa phù hợp phải điều chỉnh ngay hoặc ban hành mới. Chúng ta phải nhìn lại đoạn trước đây chúng ta từng làm, thực hiện; cái gì chưa tốt thì chúng ta sửa, cái gì tốt rồi thì chúng ta phải sử dụng.

Khi các văn bản đã được ban hành rồi thì trong quá trình vừa làm, vừa đánh giá. Theo khái niệm của ngành Tư pháp là “theo dõi thi hành pháp luật”, tức là đánh giá các kết quả đạt được, các quy định đó có phù hợp hay không? Nếu chưa phù hợp, chúng ta phải đề xuất điều chỉnh ngay, nhất là các quy định chi tiết.

Luật Thủ đô 2024: bệ phóng thể chế để Hà Nội bứt phá
Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ để phát triển Thành phố
Điểm mới của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2024
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động