Thứ bảy 27/07/2024 19:38

Luật Thủ đô 2024: bệ phóng thể chế để Hà Nội bứt phá

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 25/7, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức toạ đàm “Luật Thủ đô 2024 - bệ phóng thể chế để Hà Nội bứt phá”.
Toạ đàm “Luật Thủ đô 2024 - bệ phóng thể chế để Hà Nội bứt phá” diễn ra tại Báo Kinh tế & Đô thị. Ảnh: Quang Tấn
Toạ đàm “Luật Thủ đô 2024 - bệ phóng thể chế để Hà Nội bứt phá” diễn ra tại Báo Kinh tế & Đô thị. Ảnh: Quang Tấn

Tuyên truyền đưa Luật Thủ đô sớm đi vào cuộc sống

Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Xuân Khánh cho biết, thực hiện Kế hoạch số 41 ngày 29/1/2024 của UBND TP Hà Nội về đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Để tiếp tục thông tin về những chính sách nổi bật trong Luật, góp phần đưa Luật vào cuộc sống, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô 2024 - bệ phóng thể chế để Hà Nội bứt phá”.

Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 đã thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị như Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW, đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Việc Luật Thủ đô 2024 được thông qua không chỉ là tin vui lớn với chính quyền và Nhân dân Thủ đô, mà còn mang đến những kỳ vọng, mong mỏi về sự thay đổi mạnh mẽ trong tương lai, đáp ứng mong mỏi kỳ vọng của cả nước về một Thủ đô phát triển xứng tầm trong tương lai.

Luật Thủ đô 2024: bệ phóng thể chế để Hà Nội bứt phá
Ông Nguyễn Xuân Khánh, Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Quang Tấn

Bởi những cơ chế đột phá, đặc thù, vượt trội trong Luật sẽ góp phần khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập về thể chế phát sinh trong thực tiễn, để tạo cơ sở xây dựng, phát triển Thủ đô với vị trí, vai trò là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, hướng tới đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Trong thời gian này, TP Hà Nội đang triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024; phối hợp các bộ, ngành tham mưu dự thảo các nghị định, nghị quyết, quyết định hướng dẫn thực hiện để Luật sớm đi vào cuộc sống.

TP Hà Nội cũng sẽ ban hành quyết định hoặc trình HĐND TP ban hành nghị quyết quy định phân cấp được quy định trong Luật Thủ đô 2024 của từng ngành, lĩnh vực bảo đảm đồng bộ, đầy đủ theo chuyên ngành và đồng bộ, đầy đủ cho cấp huyện, cấp xã theo quy định.

"Tổ chức tọa đàm này, chúng tôi kỳ vọng, gợi mở để cùng các chuyên gia, nhà quản lý phân tích, làm rõ hơn về những chính sách nổi bật trong Luật Thủ đô 2024, về tầm quan trọng của những cơ chế, chính sách đột phá, vượt trội đối với thực tiễn hiện nay"- ông Nguyễn Xuân Khánh nhấn mạnh.

Các chuyên gia trao đổi tại buổi tọa đàm Ảnh: Quang Tấn
Các chuyên gia trao đổi tại buổi tọa đàm. Ảnh: Quang Tấn

Nhiều cơ chế chính sách đặc thù vượt trội dành cho Thủ đô

Cùng phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Công Anh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội cho biết, Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 ngày 28/6 và ngày 23/7 vừa qua, Văn phòng Chủ tịch nước đã công bố Lệnh công bố của Chủ tịch nước về Luật Thủ đô và một số luật khác.

Các chính sách cơ bản và cơ chế chủ chốt của Luật Thủ đô 2024 bao gồm: tổ chức chính quyền đô thị - được quy định một chương trong Luật Thủ đô (Chương II). Trong đó, quy định về: tổ chức chính quyền đô thị; từ HĐND, UBND và các cơ quan chuyên môn của thành phố cũng như các quận, huyện. Trong Luật Thủ đô có rất nhiều nội dung phân quyền của các cơ quan Trung ương cho TP Hà Nội.

Thạc sĩ Quản lý đô thị Phan Trường Thành, Trưởng phòng Kế hoạch - tài chính, Sở GTVT Hà Nội đánh giá rất cao các cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực GTVT đã được đề cập trong Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua. Các cơ chế, chính sách này thực sự là những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội dành cho Thủ đô Hà Nội, phân cấp phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai của ngành cũng như khắc phục các tồn tại của Luật Thủ đô trước đây.

TS. Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng cùng thông tin, Luật Thủ đô rất quan trọng với TP Hà Nội, giúp TP Hà Nội phát triển bứt phá nhanh hơn trong chuyển đổi số như: xây dựng cơ chế để thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn; sử dụng tài sản công để ứng dụng công nghệ tiến tới thành phố thông minh.

Tọa đàm Tọa đàm "Luật Thủ đô 2024 - bệ phóng thể chế để Hà Nội bứt phá"

Ngày 23/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã công bố Lệnh số 09/2024/L-CTN ngày 2/7/2024 của Chủ tịch nước về việc Công bố Luật Thủ ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động