Chủ nhật 28/07/2024 19:15
Giải đáp chính sách

Điểm mới của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2024

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Luật Tổ chức Toà án Nhân dân 2024 với nhiều điểm mới.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Hỏi: Tôi được biết, Luật Tổ chức Toà án Nhân dân 2024 với nhiều điểm mới. Xin quý báo cho biết cụ thể?

(Trần Anh Thư, quận Cầu Giấy, Hà Nội)

Trả lời:

Về câu hỏi của quý bạn đọc, xin trả lời như sau:

Luật Tổ chức Toà án Nhân dân 2024 được Quốc hội thông qua ngày 24/6/2024, gồm 09 chương, 152 điều, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

- Đổi mới tổ chức của Tòa án Nhân dân theo quy định tại Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2024.

Cụ thể, tổ chức của Tòa án Nhân dân bao gồm:

+ Tòa án Nhân dân tối cao;

+ Tòa án Nhân dân cấp cao;

+ Tòa án Nhân dân tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;

+ Tòa án Nhân dân huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh, TP thuộc TP trực thuộc Trung ương;

+ Tòa án Nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Hành chính, Tòa án Nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ, Tòa án Nhân dân chuyên biệt Phá sản (sau đây gọi chung là Tòa án Nhân dân sơ thẩm chuyên biệt);

+ Tòa án quân sự Trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực (Tòa án quân sự).

Trước đó, Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2014 không có Tòa án Nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, cũng không có sự phân cấp giữa Tòa án quân sự.

- Quy định về ngạch Thẩm phán. Cụ thể tại Điều 90 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2024 quy định 02 ngạch Thẩm phán gồm Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao và Thẩm phán.

- Quy định về chế độ tiền lương, phụ cấp của Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Toà án tại Điều 143 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2024 như sau:

+ Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiên lương, phụ cấp đối với Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Toà án.

+ Chế độ tiền lương và phụ cấp đối với Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao.

+ Chế độ tiền lương, phụ cấp đối với công chức khác, viên chức và người lao động của Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật.

+ Công chức, viên chức của Tòa án được điều động, luân chuyển, biệt phái tại các Tòa án được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

- Quy định về tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp tại Điều 141 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2024, cụ thể:

+ Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa.

+ Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, Thẩm phán trong thời gian diễn ra phiên họp, phiên tòa phải được sự đồng ý của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp.

Trường hợp ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải được sự đồng ý của họ và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp.

Điều 3 (nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án Nhân dân)

1. Tòa án Nhân dân thực hiện quyền tư pháp bao gồm quyền xét xử, quyết định về các tranh chấp, vi phạm pháp luật, về những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

2. Khi thực hiện quyền tư pháp, Tòa án Nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xét xử, giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự (gồm vụ án dân sự và việc dân sự), vụ việc phá sản và vụ án, vụ việc khác theo quy định của pháp luật;

b) Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật;

c) Quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật;

d) Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của luật;

đ) Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;

e) Tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; phát triển án lệ;

g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án theo quy định của luật;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

10 điểm mới của Luật Căn cước 10 điểm mới của Luật Căn cước
Nhiều điểm mới giúp Hà Nội bứt phá trong việc phát triển Nhiều điểm mới giúp Hà Nội bứt phá trong việc phát triển
LS. Nguyễn Trung Tiệp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động