Thứ sáu 22/11/2024 09:06

Từ vụ hàng nghìn CMND bị rao bán trên mạng: Người dân cần làm gì để tự bảo vệ mình!?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trước tính chất nghiêm trọng của vụ việc, các đơn vụ nghiệm vụ của Bộ Công an đã vào cuộc kiểm tra, xác minh thông tin; một số chuyên gia cũng đã đưa ra các khuyến nghị để người dân có thể tự bảo vệ mình.
Hàng nghìn CMND bị rao bán công khai trên mạng: Cần làm rõ những thông tin đó bị lộ từ đâu

Bộ Công an vào cuộc

Liên quan đến việc hàng nghìn CMND của người Việt bị rao bán công khai trên mạng internet, Trung tường Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an cho biết, Cục An ninh mạng cùng các đơn vị liên quan đã vào cuộc kiểm tra, xác minh thông tin. Những hình ảnh được lan truyền cho thấy, các mẫu giấy tờ bị rao bán là mẫu CMND cũ, không phải loại thẻ căn cước gắn chíp mới.

Theo Trung tướng Tô Ân Xô, cần phải kiểm tra, xác minh làm rõ hàng nghìn CMND đó bị lộ từ đâu để xử lý; đối với giấy tờ tuỳ thân, rất nhiều nơi có thể yêu cầu người dân cung cấp như ngân hàng, hàng không hay một số lĩnh vực kinh doanh cũng đòi hỏi phải cung cấp CMND.

Ảnh chụp chứng minh thư của hàng nghìn người Việt đang bị rao bán
Ảnh chụp chứng minh thư của hàng nghìn người Việt đang bị rao bán

“Thông tin cá nhân của hàng nghìn người có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, trong đó không thể không đề phòng những mục đích xấu. Do đó, ngay sau khi nắm bắt thông tin, các đơn vị liên quan của Bộ Công an đã vào cuộc để kiểm tra”, Chánh văn phòng Bộ Công an thông tin.

Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học của Bộ Công an cũng khẳng định, việc lộ lọt thông tin cá nhân là rất nguy hiểm. Người bị lộ thông tin có thể gặp nhiều phiền toái khi phải tiếp nhận những tin nhắn, email quảng cáo, hay các cuộc gọi chào mời mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Nguy hiểm hơn nếu thông tin cá nhân bị sử dụng cho mục đích phạm tội.

Rất có thể các đối tượng dùng thông tin cá nhân trên rồi hack vào tài khoản đê chiếm đoạt tiền, thậm chí làm giả CMND từ đó mạo danh để thực hiện hành vi xấu, hoặc mở tài khoản ngân hàng để chuyển tiền từ việc phạm tội mà có.

Liên quan đến việc hàng nghìn CMND của người Việt bị rao bán trên mạng internet, Trung tá Đào Trung Hiếu nhận định có hai khả năng có thể thể xảy ra. Thứ nhất, người rao bán không có hoặc chỉ có thông tin của một vài cá nhân nhưng “nổ” rằng đang có trong tay rất nhiều dữ liệu. Khi có ai muốn mua, người này sẽ yêu cầu chuyển tiền “đặt cọc”, sau đó sẽ lập tức chặn hết các kênh liên lạc, mục đích để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trường hợp thứ hai, người rao bán thực sự nắm giữ lượng lớn giữ liệu thông tin cá nhân như đã rao bán. Việc này sẽ rất nguy hiểm.

Các chuyên gia khuyến nghị…

Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách An ninh mạng tại Bkav cũng chia sẻ: “Khi bị công khai trên mạng, thông tin của người dùng có thể bị sử dụng để giả mạo, thực hiện những hàng vi vi phạm pháp luật. Điều này sẽ gây ảnh hưởng, ít nhất là làm họ mất thời gian để giải quyết, giải trình về những việc mà họ không làm”.

Liên quan đến vụ việc trên có thể sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho người bị lọt lộ thông tin, đại diện Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã đưa ra 5 khuyến nghị: Thứ nhất, mỗi cá nhan để không bị đối tượng xấu lợi dụng hoặc trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công lừa đảo cần trang bị kiến thức tốt để phòng tránh các tình huống lừa đảo có thể xảy ra.

Thứ hai, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia khuyến cáo người dân lường trước các kịch bản lừa đảo có thể xảy ra đối với mình và người thân, sẵn sàng thông báo cho cơ quan chức năng gần nhất khi có những cuộc gọi, thư điện tử nghi ngờ gửi đến cho mình và người thân.

Thứ ba, cần đảm bảo an toàn cho các tài khoản trực tuyến như tài khoản ngân hàng, ví điện tử, thư điện tử, facebook… đặc biệt với tài khoản có chức năng thanh toán trực tuyến, chỉ mở các tình năng này khi cần sử dụng.

Thứ tư, đảm bảo số điện thoại đang gắn với các tài khoản ngân hàng, ví điện tử… khi không sử dụng nữa cần thông báo, cập nhật cho đơn vị cung cấp dịch vụ.

Thứ năm, chỉ nên sử dụng các dịch vụ của các tổ chức uy tín, đã được tín nhiệm tại Việt Nam. Tránh cung cấp thông tin cá nhân cho các dịch vụ của các tổ chức chưa được xác nhận, đánh giá tín nhiệm một cách rõ ràng như các hệ thống ứng dụng cho vay, tiền ảo…

Đặc biệt, các chuyên gia khuyến cáo người dùng không cung cấp thông tin cá nhân khi chưa biết rõ về tổ chức yêu cầu cung cấp, mục đích của việc cung cấp thông tin cá nhân là gì. Ngoài ra, đối với các tổ chức cung cấp các dịch vụ trực tuyến cũng cần nghiêm túc thực hiện rà soát lại hệ thông để đảm bảo dịch vụ, sản phẩm cung cấp cho khách hàng được bảo đảm an toàn thông tin, tránh các sự việc lộ lọt dữ liệu không đáng có.

Thái An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Bắt gã thanh niên đập kính ô tô trộm cắp máy tính ở Hải Phòng

Bắt gã thanh niên đập kính ô tô trộm cắp máy tính ở Hải Phòng

Ngày 22/11, thông tin từ Công an TP Hải Phòng cho biết, Công an huyện Vĩnh Bảo vừa bắt đối tượng đập kính ô tô trộm cắp máy tính.
Hàng chục người bị lừa tiền liên quan đến thẻ tín dụng ngân hàng

Hàng chục người bị lừa tiền liên quan đến thẻ tín dụng ngân hàng

Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Vũ Huy Nguyên để điều tra về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Lý do người phụ nữ ở Đan Phượng bỗng nhiên mất hơn 100 triệu đồng

Lý do người phụ nữ ở Đan Phượng bỗng nhiên mất hơn 100 triệu đồng

Mới đây, một người phụ nữ ở huyện Đan Phượng, Hà Nội bị mất hơn 100 triệu đồng khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo".
Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Phong (SN 1983, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Duy Đức Tuấn, SN 1974, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính Thái Bình Dương (Cty Thái Bình Dương) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Viết Sơn, SN 1962, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Lực lượng 141 Công an TP Hà Nội vừa bắt 2 đối tượng nguy hiểm, thu giữ súng, đạn và nhiều chất nghi là ma túy.
Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác Y2 phát hiện đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.
Nhiều đối tượng phạm pháp “sa lưới” lực lượng 141

Nhiều đối tượng phạm pháp “sa lưới” lực lượng 141

Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội thông tin, trong 3 đêm cuối tuần từ 8-10/11/2024, các tổ công tác 141 đã phát hiện 9 vụ việc...

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động