Tổ trưởng tổ hòa giải nhiệt tình, trách nhiệm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênKhông chỉ là hòa giải viên “mát tay”, mà ông Hoàng Mạnh Chí (áo trắng) còn là một Bí thư Chi bộ khéo dân vận, được Nhân dân quý mến. Ảnh: Trần Quyên |
Ông Hoàng Mạnh Chí chia sẻ, ông tham gia công tác hòa giải tại địa phương được hơn 13 năm. Từ năm 2018 đến nay, ông được tín nhiệm bầu làm làm Tổ trưởng tổ hòa giải.
“Năm 2022, tổ dân phố chúng tôi phát sinh 4 vụ mâu thuẫn. Với sự cố gắng, trách nhiệm của các hòa giải viên trong tổ, chúng tôi đã hòa giải thành cả 4 vụ, đạt tỷ lệ 100%. Vì thành tích đó, năm 2022, tổ hòa giải số 14 đã được UBND phường Thạch Bàn khen tặng đã có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải cơ sở” - ông Hoàng Mạnh Chí cho hay.
Chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực hòa giải ông vui vẻ cho biết, người làm hòa giải trước hết phải có sự chân thành, cởi mở, ấm áp nhiệt tình và có trách nhiệm cao. “Trong cuộc sống, tôi thường khuyên nhủ bà con trong tổ dân phố không nên cố chấp, đừng vì tính ích kỷ của mình mà bỏ qua sự khuyên giải của mọi người xung quanh. Ngoài ra, cần tránh vì một việc giản đơn, không đáng để phức tạp mà mất lòng nhau, hãy sống tốt với phương châm “Mình vì mọi người” - ông Hoàng Mạnh Chí chia sẻ.
Trong suốt hơn 13 năm tham gia công tác hòa giải, ông Hoàng Mạnh Chí đã hòa giải thành nhiều vụ, tuy nhiên vụ việc ông ấn tượng nhất là: Gia đình ông T và ông B là hàng xóm của nhau. Hai gia đình đi chung 1 đoạn ngõ. Cách đây ít năm, ông B cho rằng phần ngõ này thuộc quyền sử dụng của riêng nhà ông, nên ông B đã xếp 2 kiêu gạch chắn lối đi ra vào nhà ông K. Trước cách hành xử của ông B, ông T cho rằng đoạn ngõ này là đất công, không thuộc sở hữu riêng của bất kỳ hộ gia đình nào, ông B không có quyền xếp gạch làm cản trở lối đi chung.
Ông B và ông K lời qua tiếng lại, chẳng ai chịu ai… dẫn tới phát sinh mâu thuẫn. Biết được nguồn cơn vụ việc, ông Chí đã cùng với đồng chí cảnh sát khu vực và cán bộ tổ dân phố 14 đến nhà ông B trao đổi, vận động, thuyết phục ông B di chuyển 2 kiêu gạch vào trong sân.
Ông B không đồng ý và cho rằng, 2 kiêu gạch đó ông để trên phần ngõ thuộc đất nhà mình, không liên quan, ảnh hưởng đến hộ khác và nhất định không đồng ý di chuyển. Nhưng với những lời lẽ mang tính thuyết phục, vì cảnh quan chung của tổ, vì tình nghĩa xóm làng, cuối cùng ông B đã đồng ý di chuyển 2 kiêu gạch vào trong sân.
Sau khi thuyết phục được ông B di chuyển 2 kiêu gạch, ông Chí đã gặp riêng ông K. Tại buổi gặp gỡ, ông Chí đã phân tích cho ông K hiểu rằng ông đã hơi nóng vội khi nặng lời với ông B dẫn tới hai gia đình phát sinh mâu thuẫn.
Sau đó ít ngày, ông Chí thu xếp buổi hòa giải với sự tham gia của ông B, ông K và đại diện tổ hòa giải. Tại buổi hòa giải, sau khi nghe những lời thấu tình đạt lý của các hòa giải viên trong tổ, ông K và ông B đã bắt tay giải hòa, xóa bỏ mọi hiềm khích trong niền vui của những người có mặt.
“Việc gì cũng vậy, nhất là trong công tác dân vận, cũng như hòa giải, nếu biết lựa chọn thời điểm và chớp cơ hội ngay kết quả đạt rất tốt. Mâu thuẫn nào cũng có nguyên do, người hòa giải cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra các định hướng, căn cứ vào quy định pháp luật để phân tích các bên thấu hiểu, biết mình đúng sai, từ đó giảm bớt căng thẳng, không còn mâu thuẫn, tạo nên chiều hướng tích cực” - ông Hoàng Mạnh Chí tâm niệm.
Hà Nội tổ chức Cuộc thi “Hòa giải viên giỏi” | |
Hoà giải viên hoá giải mâu thuẫn gây rạn nứt tình cảm chỉ vì tranh chấp đất | |
Hóa giải thành công mâu thuẫn từ bếp than tổ ong |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại