Hóa giải thành công mâu thuẫn từ bếp than tổ ong
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênVới hơn 20 năm tham gia công tác hòa giải cơ sở, ông Nguyễn Văn Cảo đúc kết: “Nguyên tắc hàng đầu của người làm công tác hòa giải là phải công tâm, không áp đặt”. Ảnh: Văn Biên |
Bà Thắm kinh doanh quán phở tại tầng 1 của một nhà tập thể trên phố Hàng Bồ. Vì tiết kiện điện nên bà Thắm sử dụng bếp than tổ ong để nấu nước dùng. Hàng ngày, từ sáng đến đêm muộn, mùi khét của khói than bay lên các tầng trên và khu phố làm ảnh hưởng đến môi trường gây bức xúc cho các hộ dân. Nhiều lần, hàng xóm đã có ý kiến đề nghị bà Thắm không sử dụng bếp than tổ ong để đảm bảo không gây ô nhiễm về môi trường xung quanh và sức khỏe của Nhân dân. Tuy nhiên, bà Thắm không khắc phục nên xảy ra mâu thuẫn gay gắt và bà Thắm bị cô lập.
Biết được thông tin về mâu thuẫn, trực tiếp ông Nguyễn Văn Cảo đã đến quán phở của bà Thắm để xác minh, nắm bắt cụ thể hơn tình hình sự việc, thu thập chứng cứ, nghiên cứu quy định của pháp luật trước khi tiến hành hòa giải.
Sau khi có đủ chứng cứ, ông Nguyễn Văn Cảo đã tổ chức buổi hòa giải mâu thuẫn giữa bà Thắm và các hộ dân tại nhà sinh hoạt cộng đồng của tổ dân phố. Tại buổi hòa giải, ông Cảo đã dẫn chiếu các quy định pháp luật liên quan:
Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định về yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình: “Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh.”
Điều 602 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường: Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi.
Căn cứ vào các quy định trên, ông Nguyễn Văn Cảo đã phân tích cho bà Thắm biết việc bà dùng bếp than tổ ông làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân, là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và phải bồi thường thiệt hại (nếu có).
Ông Nguyễn Văn Cảo cũng phân tích cho các hộ dân hiểu về hoàn cảnh gia đình của bà Thắm không có công việc ổn định, gia đình khó khăn lại phải nuôi mẹ già và 2 con đang tuổi ăn học. Bà Thắm thuê mặt bằng khá cao để bán phở, phố Hàng Bồ khá nhỏ, vỉa hè hẹp nên lượng khách hàng ngày cũng không nhiều và để tiết kiệm chi phí nên bà Thắm mới dùng bếp than tổ ong để đun nấu. Các bác có bức xúc nhưng đôi khi góp ý không đúng thời điểm nên bà Thắm tỏ ra ương bướng, không nghe theo.
“Sáng ra, bà ấy mới mở hàng mà các bác đã đến quán nhắc nhở, phê bình thì không tế nhị cho lắm. Giữa trưa, quán đông khách, các bác cũng đến yêu cầu nọ kia, làm ảnh hưởng đến việc bán hàng của bà ấy… đương nhiên bà ấy không phục. Chúng ta góp ý, phê bình cũng cần chọn thời điểm thích hợp, cách góp ý cũng phải tinh tế”, ông Nguyễn Văn Cảo kể.
Sau khi được ông Nguyễn Văn Cảo phân tích, hai bên đã nhận thấy lỗi của mình. Bà Thắm cam kết sẽ từ bỏ bếp than tổ ong, thay vào đó sẽ sử dụng điện để đun nấu.
Các hộ dân cũng vui vẻ đồng ý sẽ tạo điều kiện tốt nhất để bà Thắm kinh doanh và sẽ ủng hộ quán phở của bà. Các bên nhất trí xóa bỏ mâu thuẫn cùng nhau xây dựng tổ dân phố đoàn kết, tiến bộ, văn minh.
Tên nhân vật đã được thay đổi
Tranh chấp nhà văn hóa… | |
Suýt mất tình máu mủ… vì 15cm đất | |
Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu vì… |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại