Tìm hiểu pháp luật là việc cần phải làm ngay chứ không đợi lớn
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênUỷ viên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: PV |
Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm giáo dục ý thức tôn trọng, bảo vệ pháp luật
Sáng 31/10, trong khuôn khổ những hoạt động hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, Trường THCS Thanh Xuân đã long trọng tổ chức Lễ phát động “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.
Đến dự buổi lễ có Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc; Phó cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên; Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội Phạm Thanh Hương cùng các đại biểu, lãnh đạo quận Thanh Xuân.
Phát biểu khai mạc lễ hưởng ứng, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Võ Đăng Dũng nhấn mạnh, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, ngay sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945, Người đã ký Sắc lệnh thành lập Ban dự thảo Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Phát biểu trước Quốc hội, Người nhấn mạnh: “Chính phủ sẽ cố gắng làm theo đúng 3 chính sách: dân sinh, dân quyền và dân tộc”.
Theo tư tưởng lập hiến của Người, đồng thời tôn vinh Hiến pháp, tăng cường nhận thức, hiểu biết về vai trò của pháp luật trong đời sống và khả năng thực thi pháp luật cũng như giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội, Ngày 20/6/2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, tại Điều 8 Luật này đã lấy ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày Pháp luật với dấu mốc là ngày ban hành Hiến pháp đầu tiên của nhà nước ta năm 1946, khởi đầu cho tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội, giáo dục ý thức tôn trọng, bảo vệ pháp luật và thượng tôn pháp luật của mọi người.
“Thông qua sinh hoạt “Ngày pháp luật”, các cơ quan, đơn vị, các trường học đã phổ biến tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh, người lao động và Nhân dân về vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, giúp những chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến gần với người dân hơn và dễ dàng đi vào cuộc sống..” - Võ Đăng Dũng nói.
Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Xuân Nguyễn Thanh Huyền phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: PV |
Hưởng ứng lời phát động, cô giáo Nguyễn Thanh Huyền - Bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường cho biết, hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hưởng ứng lời phát động của Chủ tịch UBND quận, mỗi đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường THCS Thanh Xuân luôn chủ động nghiên cứu, tìm hiểu, học tập và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật. Tăng cường truyền thụ những kiến thức cơ bản về pháp luật, xây dựng văn hoá pháp luật, tạo nền tảng cho học sinh, đồng thời, luôn trau dồi đạo đức, phẩm chất của người giáo viên, đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức. Tài là văn hóa chuyên môn; Đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức... Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”.
Theo cô Nguyễn Thanh Huyền, trẻ em và học sinh thuộc nhóm tuổi chưa thành niên, từ nhận thức, tâm sinh lý đến hành vi. Vì vậy cha mẹ là người có trách nhiệm rất lớn trong việc theo dõi, quản lý các em. Với quan điểm gia đình và nhà trường cùng làm giáo dục, ở đó cái đích hướng tới là các em học sinh thì tất cả các hoạt động đều là sự đồng thuận, tự nguyện, chia sẻ và gắn kết. Các bậc phụ huynh học sinh hiện diện như một thành viên không thể thiếu trong hệ thống giáo dục Thanh Xuân.
Tìm hiểu về pháp luật là việc cần phải làm ngay chứ không đợi lớn
Trao đổi với thầy trò Trường THCS Thanh Xuân, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, chúng ta đang hướng tới một nền giáo dục phát triển con người một cách toàn diện. Bên cạnh phát triển con người trên phương diện cá nhân, còn có yêu cầu phải phát triển trên phương diện với tư cách những công dân của xã hội.
Theo Bộ trưởng, mỗi người phải chịu trách nhiệm phát triển bản thân mình, biết chung sống ở một xã hội có chia sẻ, có ý thức, có kỷ cương. Mọi phương diện đều cần được phát triển một cách toàn diện và hài hòa. Trong việc phát triển con người một cách toàn diện, giáo dục phải đặc biệt chú ý đến vấn đề phát triển đạo đức và nhân cách. Những giá trị mà học sinh cần phải đạt được trong quá trình học tập, trong đó những giá trị về yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm… đều là những giá trị rất là cốt lõi, quan trọng.
“Tuy nhiên, cái tối thiểu của đạo đức, cái căn cơ của đạo đức, cái bắt đầu của đạo đức lại bắt đầu từ việc tuân thủ pháp luật, làm theo pháp luật và ý thức pháp luật. Trong pháp luật đã có đầy đủ những quy định tối thiểu và đạo đức và dậy làm theo đạo đức là làm theo pháp luật cũng rất là cụ thể và ai cũng có thể bắt đầu và ai cũng có thể làm được” – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng thầy trò Trường THCS Thanh Xuân. Ảnh: PV |
Chia sẻ với thầy và trò, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, việc học tập, làm theo pháp luật - đấy không phải là việc một ngày.
“Chúng ta đặt ra Ngày 9/11 là để một ngày cổ vũ cho tinh thần một ngày tập trung các hoạt động, cùng lưu ý nhau. Nhưng mà dạy pháp luật, rèn luyện ý thức pháp luật thì phải là từng phút giây, từng hành động từng ngày, từng lúc phải luôn luôn bất kỳ chỗ nào” - Bộ trưởng tiếp tục nhấn mạnh.
Việc học tập tuân thủ và làm theo pháp luật không phải là việc của một người, không phải việc của Bộ Tư pháp, gì của cô hiệu trưởng mà là của tất cả. Vì đây là 1 cộng đồng, một xã hội. Pháp luật là những quy định chung cho tất cả mọi người trong xã hội chứ không riêng ai.
Bộ trưởng khẳng định, tìm hiểu về pháp luật là việc mà học sinh cần phải làm luôn và ngay từ bây giờ không đợi lớn. Các em đùng nghĩ pháp luật là việc của người lớn, của cha mẹ mà là việc của chính chúng ta.
Việc thực hiện và tuân thủ pháp luật không chỉ là nhận thức mà phải thể hiện trong hành động, trong việc làm, trong sự tuân thủ. Tuân thủ tron học tập chính khoá, còn các cái hoạt động tập thể, sinh hoạt tại trường và ở nhà, ngoài đường…
Cũng theo Bộ trưởng, việc học tập, tìm hiểu pháp luật không phải đợi người khác nhắc mà cần tự giác.
“Mình muốn chứng tỏ mình là một công dân tốt, một người bình thường, khẳng định cái giá trị của mình thì phải cảm thấy xấu hổ khi mà làm cái điều gì đó vi phạm pháp luật. Với học sinh việc tuân thủ những quy định nội bộ của nhà trường chính là khởi đầu của pháp luật. Khi các em còn nhỏ thì bắt đầu thực hiện từ cái việc đơn giản là hành vi cụ thể, từ cái nhỏ qua nó mới dần dần mới hình thành nên một ý thức tuân thủ pháp luật cho đến khi trưởng thành...” – lời Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng nhắc nhở các thầy cô cũng phải gương mẫu những cái hình mẫu cho các em trong sự tuân thủ của pháp luật. Sự học tập về pháp luật, phổ biến về pháp luật một cách hiệu quả…
Sáng tạo, đổi mới trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ các cuộc thi | |
Từ sân khấu Hội thi “Hòa giải viên giỏi” đến kinh nghiệm quý đời thường |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại