Thứ hai 29/04/2024 15:33

Tìm hiểu kỹ trước khi thuê giúp việc, bảo mẫu

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trước khi có những biện pháp hữu hiệu, mỗi gia đình cần tập cho mình thói quen cẩn trọng hơn, loại bỏ ngay sự cảm tính hoặc nhờ vả lòng tin vào người khác khi đưa người lạ vào trong nhà.
nữ bảo mẫu V.K.C (SN 2002, quê Giao Thủy, Nam Định) có hành vi nghi bạo hành bé trai 1 tháng tuổi ở chung cư HH2C Linh Đàm
Nữ bảo mẫu V.K.C có hành vi nghi bạo hành bé trai 1 tháng tuổi ở chung cư HH2C Linh Đàm. Ảnh: Tiến Dũng

Tháng 12/2019, Nguyễn Thị Doan (SN 1972), trú huyện Đô Lương được gia đình anh T (Nghệ An) thuê để hỗ trợ, chăm sóc con anh mới 1 tuổi. Trong quá trình chăm sóc, bởi bé không chịu ngủ, bà giúp việc này đã cầm chân cháu bé dốc ngược lên, rồi lại ném xuống giường.

Tháng 6/2023, nữ bảo mẫu V.K.C (SN 2002, quê Giao Thủy, Nam Định) có hành vi nghi bạo hành bé trai 1 tháng tuổi ở chung cư HH2C Linh Đàm, phường Hoàng Liệt gây xôn xao dư luận.

Hay như vụ án bé gái 21 tháng tuổi tại huyện Gia Lâm, Hà Nội bị bắt cóc, sát hại do Giáp Thị Huyền Trang, người được bố mẹ nạn nhân thuê làm giúp việc, đưa đón cháu bé thực hiện.

Và rất nhiều những vụ việc người giúp việc bạo hành trẻ em đau lòng khác. Trong những câu chuyện ấy, có những đứa trẻ may mắn, dù có tổn hại sức khỏe nhưng vẫn giữ được tính mạng, nhưng cũng có đứa trẻ không còn cơ hội để bố mẹ chúng sửa sai.

Dĩ nhiên, những hành vi táng tận lương tâm của các “ác mẫu” sẽ bị xử lý thích đáng. Nhưng dù bị xử lý thích đáng, nhưng đáng buồn là những vụ bạo hành trẻ em từ những người giúp việc vẫn khó có thể chấm dứt triệt để khi nhưng đối tượng này chỉ bị xử lý khi "việc đã rồi".

Phải thừa nhận rằng, để xảy ra những câu chuyện như trên, ngoài chủ thể gây ra sự việc, còn có sự đại khái, thiếu cẩn trọng của nhiều gia đình trong chuyện tuyển dụng giúp việc. Khi cần có người giúp việc, thói quen của nhiều người hiện nay thường trông cậy vào sự giới thiệu của người quen, hay thông qua các trung tâm môi giới. Trong khi đa phần những người giúp việc lại không được đào tạo về kỹ năng, tâm lý khi thực hiện công việc này.

Chính sự đại khái, thiếu cẩn trọng đó đã khiến nhiều gia đình khi phát hiện người đó có hành vi lệch chuẩn với con em mình thì đã muộn.

Vậy nên, trước khi có những biện pháp hữu hiệu, mỗi gia đình cần tập cho mình thói quen cẩn trọng hơn, loại bỏ ngay sự cảm tính hoặc nhờ vả lòng tin vào người khác khi đưa người lạ vào trong nhà.

Khi tuyển giúp việc, người trông trẻ, cần thiết phải tìm hiểu kỹ về tiểu sử, nhân thân của người giúp việc, người trông trẻ, thậm chí cả thói quen, lối sống. Ngoài việc yêu cầu cung cấp các giấy tờ tùy thân và lý lịch rõ ràng, thì đừng ngần ngại tìm hiểu thêm thông tin về họ qua người thân, bạn bè và thậm chí trên các trang mạng xã hội... Những thông tin ấy càng chi tiết càng rõ ràng bao nhiêu thì càng tăng sự an toàn của trẻ, của gia đình mình bấy nhiêu.

Dù không thể chắc chắn 100%, nhưng chỉ khi chúng ta hết sức thận trọng và trách nhiệm, chúng ta mới thực sự bảo vệ được con em mình.

Chuyên gia tội phạm học phân tích diễn biến tâm lý của bảo mẫu bắt cóc, sát hại bé gái 2 tuổi
Bị can bắt cóc, sát hại cháu bé gái 2 tuổi đã tử vong: Trách nhiệm pháp lý ra sao?
Phương pháp hạn chế rủi ro khi con bị bắt cóc, đòi tiền chuộc
Minh Nhật
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động