Bị can bắt cóc, sát hại cháu bé gái 2 tuổi đã tử vong: Trách nhiệm pháp lý ra sao?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHình ảnh người phụ nữ bắt cóc cháu bé được camera ghi lại (Ảnh cắt từ camera an ninh) |
Ngày 22/9, CA TP Hà Nội cho biết CQĐT CA TP đã khởi tố vụ án bắt cóc bé gái 2 tuổi nhằm chiếm đoạt tài sản xảy ra ngày 19/9 tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm (TP Hà Nội), nghi phạm là Giáp Thị Huyền Trang. CA cũng xác định Trang đã nhảy xuống sông tự tử. Trước đó ngày 21/9, CA tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Giáp Thị Huyền Trang về tội “Giết người”.
Nhiều người đặt ra câu hỏi, nếu nghi phạm sát hại bé gái đã chết, liệu có hết trách nhiệm pháp lý? Luật sư luật sư Đinh Thị Nguyên, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Đông Á, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự, khi xác định có dấu hiệu tội phạm do cá nhân, pháp nhân thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Sau khi thực hiện khởi tố vụ án và có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm thì CQĐT ra quyết định khởi tố bị can.
Trong vụ án nêu trên, cơ quan tố tụng xác định Giáp Thị Huyền Trang có dấu hiệu tội phạm và là người thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy, CA TP Hà Nội đã khởi tố vụ án "Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản", còn CA tỉnh Hưng Yên ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trang về tội "Giết người".
Tuy nhiên, sau khi các quyết định tố tụng được ban hành, đến nay cơ quan chức năng xác định bị can đã tự sát. Theo quy định tại Điều 230, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, CQĐT sẽ phải ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can.
Về trách nhiệm dân sự, nếu hành vi phạm tội của bị can, bị cáo (đã chết) gây thiệt hại cho người khác thì vẫn phải bồi thường hoặc theo thỏa thuận các bên. Trong trường hợp bị can đã chết nhưng họ có tài sản đứng tên mình thì người bị hại hoặc gia đình người bị hại có quyền khởi kiện để yêu cầu những người thừa kế của người phạm tội thực hiện nghĩa vụ thay người phạm tội trong phạm vi di sản thừa kế mà người phạm tội để lại.
"Trong trường hợp, nếu bị can, bị cáo đã chết mà không còn tài sản thì người bị thiệt hại không có căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Người thân của bị can, bị cáo không có nghĩa vụ phải bồi thường thay, trừ khi họ tự nguyện"- luật sư Đinh Thị Nguyên phân tích.
Cũng theo Giám đốc Cty Luật TNHH Đại Đông Á, việc bị can chết và đình chỉ điều tra đối với bị can đồng nghĩa chấm dứt trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Trong khi đó, trách nhiệm bồi thường với người bị hại vẫn cần được bảo đảm, nhưng hiện pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.
Do đó, luật sư Đinh Thị Nguyên cho rằng, vẫn cần tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án, vừa để xác định có đúng bị can là người phạm tội hay không, vừa có căn cứ để bảo đảm quyền lợi (được bồi thường) cho phía bị hại.
Chuyên gia tội phạm học phân tích diễn biến tâm lý của bảo mẫu bắt cóc, sát hại bé gái 2 tuổi | |
Khởi tố vụ án, khởi tố bị can bảo mẫu bắt cóc, sát hại bé gái 21 tháng tuổi |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại