Thủng trực tràng do thụt rửa hậu môn bằng vòi xịt
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBệnh nhân thủng trực tràng sau khi được phẫu thuật. Ảnh BVCC |
Theo đó, ngày 28/2, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Vũng Tàu, chia sẻ đơn vị vừa phẫu thuật thành công cho ông H.K.A. (90 tuổi, sống tại TP Vũng Tàu) do bị thủng trực tràng.
Ông A. vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội, khó thở. Người nhà bệnh nhân cho biết trước đó cụ A. bị táo bón, khó khăn trong việc đi vệ sinh nên có dùng vòi xịt toilet xịt trực tiếp vào hậu môn.
Kết quả chụp X-quang, siêu âm, chụp CT Scanner ổ bụng, bác sĩ phát hiện cụ A. bị thủng trực tràng. Các bác sĩ đã phẫu thuật cấp cứu, khi mở ổ bụng phát hiện có dịch máu bầm, phân trong ổ bụng, đoạn trực tràng trên có đường vỡ dọc mặt trước trực tràng dài khoảng 5 cm…
Bác sĩ đã tiến hành làm sạch ổ bụng, phẫu thuật khâu vị trí thủng và làm hậu môn nhân tạo. Sau phẫu thuật bệnh nhân phục hồi tốt, hậu môn nhân tạo hoạt động tốt.
Người nhà bệnh nhân cho biết, cách đây 12 năm, bệnh nhân lớn tuổi này cũng từng phải phẫu thuật thủng trực tràng vì hành động tương tự.
Bác sĩ Bình khuyến cáo người dân tuyệt đối không dùng vòi xịt nhà vệ sinh để thụt tháo hậu môn khi bị táo bón. Dụng cụ này được thiết kế theo kiểu tăng áp, tức có áp lực nước mạnh gấp 3-4 lần so với các loại vòi xịt vệ sinh bình thường.
Do đó, dùng dụng cụ này để thụt tháo hậu môn là việc làm rất nguy hiểm. Mức độ nhẹ có thể gây ra các tổn thương, viêm nhiễm ở niêm mạc hậu môn, trực tràng. Trường hợp nặng hơn có thể gây vỡ đại tràng và trực tràng.
Chơi đùa với bạn cùng lớp, bé trai bị kéo thủ công đâm thủng hộp sọ | |
Người phụ nữ thủng tá tràng vì thói quen hàng ngày mà nhiều người mắc phải |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại