Thứ ba 26/11/2024 03:48

Thừa phát lại Hà Nội đạt được những kết quả tích cực

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nghị định 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại có hiệu lực từ ngày 24-2-2020, quy định về Thừa phát lại, tổ chức hành nghề của Thừa phát lại, thẩm quyền, phạm vi, thủ tục thực hiện công việc của Thừa phát lại…

Những việc Thừa phát lại được và không được làm

Nghị định này quy định về Thừa phát lại, tổ chức hành nghề của Thừa phát lại; thẩm quyền, phạm vi, thủ tục thực hiện công việc của Thừa phát lại; kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và quản lý Nhà nước về Thừa phát lại.

Trong đó, nêu rõ về những việc Thừa phát lại được làm và những việc không được làm. Theo đó, Thừa phát lại được tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của nghị định này và pháp luật có liên quan, lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của nghị định này.

Thừa phát lại không được kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư
Thừa phát lại không được kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư. Ảnh minh họa

Được xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, tổ chức thi hành các bản án, quyết định của tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của nghị định này và pháp luật có liên quan.

Tuy nhiên, Thừa phát lại không được tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Không được đi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng, không được kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.

Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình. Trong đó bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lai; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

Thừa phát lại phải trung thực, khách quan khi thực hiện công việc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại, chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.

Đáng chú ý, Thừa phát lại không đồng thời hành nghề tại hai hoặc nhiều văn phòng Thừa phát lại. Không có quyền thực hiện việc công chứng, chứng thực cũng như kiêm nhiệm các chức danh khác như: Luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản,

Thừa phát lại tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có); chịu sự quản lư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, của văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên.

Những kết quả tích cực

Theo Nghị định quy định, Văn phòng Thừa phát lại do 1 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình DN tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 2 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình Cty hợp danh.

Văn phòng Thừa phát lại có quyền ký hợp đồng với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ làm việc cho văn Phòng mình; thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật; ký hợp đồng, thỏa thuận với người yêu cầu theo quy định và các quyền khác theo quy định và pháp luật có liên quan.

Tại Hà Nội, đến nay đă có 8 văn phòng, với 75 Thừa phát lại đang hoạt động trên địa bàn TP (trong số hơn 150 người đã được bổ nhiệm). Thực hiện chủ trương cải cách tư pháp và xã hội hóa một số hoạt động trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp của Đảng và Chính phủ, hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn Hà Nội được triển khai thực hiện và đã có được những kết quả tích cực.

Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc thành lập Hội Thừa phát lại TP Hà Nội, Thừa phát lại Hà Nội đă lập ra Ban vận động thành lập Hội. Ngày 27-3-2021, Thành lập Hội Thừa phát lại TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.

Các Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Hà Nội đã và đang khẳng định vị trí, vai trò trong việc hỗ trợ các cơ quan Tư pháp thực hiện một số công việc như: Tống đạt các văn bản, tài liệu tố tụng; hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo lập chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước pháp luật; trực tiếp tổ chức thi hành án, thu tiền cho người được thi hành án...

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 - 6 - 2015; Căn cứ Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26-11-2015 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Ngày 8 - 1 - 2020 Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại; Từ ngày 24 - 2 - 2020, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại có hiệu lực; Ngày 27-3-2021, Thành lập Hội Thừa phát lại TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động