Thứ sáu 22/11/2024 20:35

Thói quen phổ biến nhiều người mắc phải khiến 20 tuổi đã mắc bệnh của người già

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bệnh đục thuỷ tinh thể là bệnh lý thường gặp nhất ở người cao tuổi, là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà trên toàn thế giới. Tuy nhiên có một xu thế là căn bệnh này đang có sự trẻ hoá độ tuổi, gặp phải ở người tự ý sử dụng các thuốc điều trị viêm kết mạc, hay ngứa mắt có chứa Corticoid.
Thói quen chết người khiến 20 tuổi đã mắc bệnh của người già
Đục thuỷ tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà (ảnh minh hoạ)

Tại Hội thảo khoa học "Cập nhật các kỹ thuật triển khai tại BV Mắt quốc tế DND”, ThS-BS. Đặng Thị Như Quỳnh, Phó giám đốc BV chia sẻ một thực tế đáng lo ngại hiện nay là xu hướng đục thủy tinh thể ở người trẻ đang được ghi nhận rất nhiều. Đặc biệt là ở những người tự dùng các thuốc điều trị viêm kết mạc, hay người ngứa mắt sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa Corticoid. Đây là những nguyên nhân rất hay gây đục thuỷ tinh thể sớm.

“Có người do bệnh lý-viêm thận mãn tính, hội chứng thận hư, phải dùng Corticoid kéo dài thì 20 tuổi đã bị đục. Tôi đã từng tiếp nhận, mổ cho một trường hợp như thế khi đến viện với hội chứng Cushing mặt tròn- giữ nước, thị lực kém buộc phải mổ thay thuỷ tinh thể", BS. Như Quỳnh cho biết.

Ngoài ra, theo BS. Như Quỳnh cũng có nhiều bệnh nhân, nhất là ở những vùng nông thôn người dân không đi khám vì chỉ ngứa nhè nhẹ liền tự ý dùng thuốc nhỏ mắt chứaCorticoid trong thời gian dài. Việc làm này khiến bệnh nhân bị đục thuỷ tinh thể. Khi khám BS khai thác mới biết bệnh nhân đã dùng thuốc nhỏ mắt kéo dài cả năm. Những trường hợp này với ánh sáng trong phòng thì không thấy mờ nhiều, nhưng ra ngoài trời nắng rất mờ, rất loá, không chiụ nổi thì mới đi khám.

Cũng có nhiều trường hợp do phải dùng thuốc điều trị một số bệnh khác như: Thuốc hạ mỡ máu (simvastatin), thuốc chống loạn nhịp tim (amilodarone), thuốc trầm cảm (phenothiazin), thuốc chữa gút, hạ cholesterol, thuốc kháng sinh… làm tăng nguy cơ đục thể thuỷ tinh. Vì vậy, khi sử dụng các thuốc có tác dụng phụ làm gia tăng nguy cơ bị ĐTTT, người bệnh cần phải hết sức thận trọng, tuân theo đúng chỉ định của thầy thuốc. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu thấy thị lực bị giảm sút, cần đi khám mắt và nhanh chóng thông báo cho thầy thuốc để có hướng xử lý kịp thời.

Tuy nhiên, đối với những người trẻ mắc đục thuỷ tinh thể cũng không nên lo lắng quá vì hiệu quả mổ thay thuỷ tinh thể tốt hơn đối với người già. Người già đôi khi có thoái hóa võng mạc, thoái hóa hoàng điểm, tổn thương khác thị lực sẽ cải thiện nhưng không thể bằng người trẻ.

Thói quen chết người khiến 20 tuổi đã mắc bệnh của người già
ThS-BS. Đặng Thị Như Quỳnh cảnh báo xu hướng tăng bệnh nhân trẻ tuổi bị đục thuỷ tinh thể do tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt chưa Corticoid (ảnh V.H)

Về bệnh đục thuỷ tinh thể, BS. Như Quỳnh thông tin: Đục thủy tinh thể ở người xuất hiện ở người trên 60 tuổi (từ 65 tuổi có chiếm 70%), từ 70 tuổi chiếm 80%.

Mức độ đục sẽ tăng dần Về chuyên môn chia làm 5 mức độ, mức độ cần phải thay đục thuỷ tinh thể là thị lực 1/10, người nhà giơ ngón tay ở khoảng cách xa 5m mà vẫn nhìn rõ thì thị lực 1/10 trở lên, nếu giơ ngón tay mà không rõ thì thị lực dưới 1/10. Đấy là dấu hiệu cảnh báo cần đi khám.

Ngoài ra có nhiều yếu tố gây nên loạn thị lực nên người dân cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác. Yếu tố là người già, có giảm thị lực là dấu hiệu chỉ điểm.

Triệu chứng người đục thuỷ tinh thể thường gặp phải là nhìn mờ, có cảm giác nhìn 2 hình, chói sáng. Biểu hiện rõ nhất khi bệnh nhân đi ra ngoài nắng, đi vào ban đêm có đèn pha đối diện chiếu vào thì sẽ thấy màng sương trước mắt, người bệnh luôn có cảm giác giống có màng mây trước mắt. Với người cao tuổi thị lực giảm cũng là dấu hiệu chỉ điểm của đục thuỷ tinh thể.

Theo BS Như Quỳnh, bệnh lý đục thuỷ tinh thể là tình trạng thuỷ tinh thể mất tính trong suốt. Đây là bệnh lý thường gặp nhất ở người cao tuổi, là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà trên toàn thế giới. Đục thủy tinh thể thường xuất hiện ở người trên 60 tuổi, mức độ đục sẽ tăng dần lên. Trong đó từ 65 tuổi chiếm đến 70%, ở tuổi 70 khoảng 80% bị đục thuỷ tinh thể.

Nguyên nhân gây đục thuỷ tinh thể có thể do bẩm sinh, lão hóa (trên 50 tuổi bắt đầu có hiện tượng đục thuỷ thể tinh). Tình trạng bệnh tuỳ mỗi người diễn ra nhanh hay chậm, chấn thương, viêm nhiễm tại mắt. Cùng đó, người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, người làm nghề hàn xì… cũng là các nguyên nhân thúc đẩy quá trình đục thuỷ tinh thể sớm hơn.

"Hiện chưa có thuốc ngăn chặn đục thuỷ tinh mà chỉ làm giảm sự tiến triển của bệnh. Với những bệnh nhân chưa đến mức cần phải thay thuỷ tinh thể thì sẽ có hai phương pháp điều trị: theo dõi và dùng thuốc. Tuy nhiên biện pháp triệt để nhất phẫu thuật đúng thời điểm"-BS. Như Quỳnh nói.

Thời gian qua số trường hợp phẫu thuật đục thủy tinh thể tăng lên rõ rệt, đặc biệt nhiều bệnh để muộn, khi đó thủy tinh thể quá chín, nhân cứng… khiến cuộc mổ phức tạp hơn rất nhiều. Đục thủy tinh thể chia làm 5 mức độ, thì độ 3-4 là thời điểm mổ tốt nhất. Nếu để muộn sau một năm, nhân cứng thời gian mổ kéo dài hơn, hiệu quả cải thiện thị lực không cao.

Để có thể xác định đúng thời điểm cần đi thay thuỷ tinh thể, người nhà kiểm tra bằng cách: Giơ ngón tay ở khoảng cách xa 5m mà bệnh nhân vẫn nhìn rõ thì thị lực 1/10 trở lên; Nếu giơ ngón tay mà không rõ thì thị lực dưới 1/10. Đấy là dấu hiệu cảnh báo cần đi khám.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu người mù và thị lực kém, trong đó nguyên nhân hàng đầu là bệnh đục thủy tinh thể; ngoài ra các bệnh lý về đáy mắt như võng mạc đái tháo đường, võng mạc cao huyết áp, thoái hoá hoàng điểm, tắc tĩnh mạch võng mạc, bong võng mạc… cũng tăng nhanh.

Tát con có thể khiến trẻ bị mù mắt, giảm thị lực
Những nguyên nhân khó ngờ về chứng nhược thị ở trẻ
Người phụ nữ giảm thị lực trầm trọng vì mộng mắt che kín đồng tử
Phẫu thuật mắt miễn phí cho sinh viên mắc tật khúc xạ
Phẫu thuật mắt miễn phí cho 50 trẻ có hoàn cảnh khó khăn
HLV Park Hang Seo vừa trải qua một ca phẫu thuật mắt
T. An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động