Thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênThị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2022 đã có dấu hiệu hồi phục và phát triển tốt |
Thị trường BĐS đang bộc lộ các hạn chế
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, thị trường BĐS là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế. Điều này được thể hiện trong thời gian qua đã có sự phát triển quan trọng cả về quy mô, trình độ, năng lực, kinh nghiệm của các chủ thể tham gia thị trường… đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước.
Bên cạnh đó, có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định cho nền kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế, lĩnh vực khác cùng phát triển... Đặc biệt, trong những năm qua, hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực BĐS đã cơ bản được hoàn thiện, tạo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, bên cạnh những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo an sinh xã hội thị trường BĐS hiện đang bộc lộ các hạn chế, bất cập, có những dấu hiệu chưa ổn định, chưa lành mạnh nổi lên như: Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, xây dựng, kinh doanh BĐS vẫn còn một số bất cập cần nghiên cứu sửa đổi như: Về hình thức lựa chọn chủ đầu tư dự án có sử dụng đất; về xác định giá đất khi thực hiện thu hồi, giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng; về thời hạn, chế độ sử dụng đất đối với các loại BĐS mới, BĐS hỗn hợp, đa chức năng...
Giải pháp lành mạnh hóa thị trường
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, để đảm bảo thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh, hiệu quả và bền vững, cần thực hiện một số giải pháp như: Khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực BĐS như: Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS…để đảm bảo đồng bộ, tháo gỡ khó khăn, tạo khung pháp lý, điều kiện để thị trường phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững, tăng cường quản lý thị trường BĐS; theo dõi sát diễn biến thị trường, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kinh doanh, hoạt động sàn giao dịch, hoạt động môi giới BĐS. Kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong thủ tục đầu tư, đất đai, quy hoạch, xây dựng… thúc đẩy triển khai tạo nguồn cung cho thị trường.
Rà soát, bổ sung quy hoạch, bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà xã hội, nhà ở cho công nhân theo đúng quy định, thúc đẩy cải tạo chung cư cũ; kiểm soát, cơ cấu lại tín dụng BĐS đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tránh rủi ro cho thị trường. Tiếp tục tạo điều kiện cho vay đối với lĩnh vực BĐS theo đúng quy định pháp luật; tiếp tục cho vay đối với các dự án đầy đủ pháp lý, có hiệu quả; ưu tiên cho vay đối với dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân được cấp phép và khởi công để tạo nguồn cung cho thị trường. Kiểm soát chặt chẽ phát hành trái phiếu DN BĐS, hoạt động huy động vốn của các DN BĐS trên thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó, hướng dẫn thực hiện hoạt động phát hành trái phiếu, huy động vốn trên thị trường chứng khoán của các DN BĐS theo đúng quy định, tạo điều kiện, không làm cản trở hoạt động huy động vốn của các DN có đủ năng lực, hoạt động kinh doanh tốt, hiệu quả, lành mạnh… Nghiên cứu, đề xuất các quy định về thuế đối với hoạt động giao dịch, kinh doanh BĐS; Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi các quy định liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất, xác định giá đất bảo đảm thống nhất, phù hợp thực tế địa phương.
Khẩn trương tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị, nông thôn, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xây dựng Chương trình phát triển nhà ở, kế hoạch phát triển nhà ở tại các địa phương. Công khai, minh bạch thông tin, danh mục, tiến độ các dự án phát triển hạ tầng, các dự án BĐS lớn và việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đô thị, đơn vị hành chính tại địa phương; hoàn thiện và thực hiện công khai hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS; xử lý các hành vi đưa thông tin không chính xác, gây nhiễu loạn, tác động tiêu cực đến hoạt động thị trường tài chính, tín dụng BĐS.
Theo Bộ Xây dựng, trong 6 tháng đầu năm 2022, số lượng dự án nhà ở thương mại hoàn thành vẫn hạn chế với khoảng 12.000 căn, tương đương cùng kỳ năm 2021, cho thấy chưa có sự cải thiện về nguồn cung nhà ở thương mại. Đến nay, tổng số dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành là 279 dự án nhà, quy mô xây dựng khoảng 148.000 căn, với tổng diện tích hơn 7,4 triệu m2; đang tiếp tục triển 355 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 377.000 căn, tổng diện tích khoảng 18,84 triệu m2. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại