Thứ hai 17/02/2025 00:55

Thành lập Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 932/QĐ-TTg ngày 6/8/2023 thành lập Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ (Tổ công tác).
Thành lập Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: VGP
Thành lập Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: VGP

Tổ trưởng Tổ công tác là Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang. Tổ phó Tổ công tác gồm: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (Tổ phó thường trực); Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Bộ trưởng Bộ Tư pháp; lãnh đạo Bộ Công an là Tổ phó thường trực Tổ công tác triển khai Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030".

Các thành viên Tổ công tác là lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội và Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ (Ủy viên thường trực).

Tổ công tác là tổ chức phối hợp liên ngành, thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về cải cách thủ tục hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và nâng cao năng lực phản ứng chính sách.

Nhiệm vụ của Tổ công tác là giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về cải cách thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương theo các văn bản, chương trình, kế hoạch, đề án được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Kịp thời nắm bắt, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý các báo cáo, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ về vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp, người dân về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân (bao gồm cả những quy định dự kiến ban hành trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật); định kỳ hoặc đột xuất làm việc với Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức liên quan để lắng nghe, nhận diện các khó khăn, vướng mắc và kịp thời chỉ đạo tháo gỡ.

Đồng thời, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và nâng cao năng lực phản ứng chính sách của các bộ, ngành, địa phương; nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các sáng kiến, giải pháp thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và nâng cao năng lực phản ứng chính sách và thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

Tổ công tác chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Quyết định này. Tổ trưởng Tổ công tác ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác.

Các thành viên Tổ công tác thực hiện theo Quy chế hoạt động của Tổ công tác, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và chịu trách nhiệm về phần việc được Tổ trưởng Tổ công tác phân công; đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo, giải quyết công việc của Tổ công tác; sử dụng bộ máy của cơ quan mình để thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác.

Tổ trưởng Tổ công tác được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ và điều hành hoạt động của Tổ công tác; Tổ phó và các thành viên Tổ công tác được sử dụng con dấu của cơ quan mình để thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác.

Văn phòng Chính phủ là cơ quan thường trực Tổ công tác, sử dụng bộ máy hiện có để tổ chức thực hiện nhiệm vụ được Tổ công tác giao; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ; định kỳ hằng năm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính.

Rà soát 217 thủ tục hành chính của các Bộ, ngành có yêu cầu nộp, xuất trình hộ khẩu
Hà Nội: Thực hiện số hóa hồ sơ kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Tiếp tục triển khai mạnh mẽ tuyên truyền cải cách hành chính
T.Quang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tổng Bí thư yêu cầu "đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ"

Tổng Bí thư yêu cầu "đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ"

Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, nghiên cứu khoa học như đi vào miền đất mới để khai phá, phải có sự ưu tiên.
Tổng Bí thư Tô Lâm: hiện là “thời cơ vàng” để thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm: hiện là “thời cơ vàng” để thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy

Sáng 13/2, phát biểu trong phiên thảo luận tổ tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, mục đích việc tinh gọn tổ chức bộ máy quan trọng nhất, quan trọng hơn cả là tăng hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước.
Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy UBND TP Hà Nội

Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy UBND TP Hà Nội

Ngày 12/2, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã công bố quyết định thành lập Đảng bộ UBND TP Hà Nội; chỉ định Uỷ viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh giữ chức Bí thư Đảng ủy UBND TP Hà Nội.
Mạng xã hội sử dụng tin bài của cơ quan báo chí phải có thỏa thuận với cơ quan báo chí

Mạng xã hội sử dụng tin bài của cơ quan báo chí phải có thỏa thuận với cơ quan báo chí

Theo đó, dự thảo Luật quy định, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội sử dụng tin/bài của cơ quan báo chí phải có thỏa thuận với cơ quan báo chí…
ĐBQH: cần áp dụng ngay cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị

ĐBQH: cần áp dụng ngay cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị

Chiều 15/2, tham gia thảo luận tại hội trường về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh các đại biểu Quốc hội cho rằng cần áp dụng ngay chứ không nên thí điểm.
Giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương, tránh hụt hẫng khi tinh gọn bộ máy

Giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương, tránh hụt hẫng khi tinh gọn bộ máy

Ngày 15/2, phát biểu giải trình tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, cần giữ ổn định mô hình tổ chức chính quyền địa phương để tránh hụt hẫng khi tinh gọn bộ máy.
Quyết tâm số hóa trong công tác Đảng, xây dựng “Đảng viên số”

Quyết tâm số hóa trong công tác Đảng, xây dựng “Đảng viên số”

Triển khai từ quý I/2025, thí điểm mô hình chuyển đổi số trong công tác Đảng tại phường Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội) nhằm nâng cao hiệu quả công tác Đảng và quản lý Nhà nước, tăng cường kênh thông tin trao đổi giữa cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Bộ Tài chính phản hồi về đề xuất không thu thuế nhà, đất ở

Bộ Tài chính phản hồi về đề xuất không thu thuế nhà, đất ở

Theo Bộ Tài chính, người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cần có trách nhiệm đóng góp với Nhà nước. Điều này là hợp hiến và hợp pháp.
Dấu ấn lập pháp của Quốc hội năm 2024

Dấu ấn lập pháp của Quốc hội năm 2024

Với khối lượng công việc lớn, các kỳ họp Quốc hội trong năm 2024 được đánh giá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu những bước tiến lớn trong công tác lập pháp và giám sát của Quốc hội…

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động