Chủ nhật 19/05/2024 10:42
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Tham vấn cộng đồng trong quy hoạch và quản lý, sử dụng đất đai

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
PGS.TS Nguyễn Bá Long, Viện trưởng Viện Quản lý đất đai và phát triển nông thôn, Trường Đại học Lâm nghiệp cho biết, việc tham vấn (lấy ý kiến) cộng đồng là để tăng cường dân chủ và minh bạch trong quản lý Nhà nước.
Cần tham vấn cộng đồng trong quy hoạch và quản lý, sử dụng đất đai. Ảnh: Khánh Huy
Cần tham vấn cộng đồng trong quy hoạch và quản lý, sử dụng đất đai. Ảnh: Khánh Huy

Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), PGS.TS Nguyễn Bá Long, Viện trưởng Viện Quản lý đất đai và phát triển nông thôn, Trường Đại học Lâm nghiệp cho biết, việc tham vấn (lấy ý kiến) cộng đồng là để tăng cường dân chủ và minh bạch trong quản lý Nhà nước. Việc tham vấn ý kiến cộng đồng trong Luật Thủ đô đã được đề cập ở một số nội dung liên quan tới việc lập quy hoạch, thẩm định quy hoạch phân khu đô thị do nhà đầu tư đề xuất…. Tuy nhiên, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chưa làm rõ được vai trò, địa vị pháp lý của người sử dụng đất, có đất thuộc quy hoạch phải thu hồi đất với ý kiến của cộng đồng dân cư (nói chung).

PGS Nguyễn Bá Long cho biết thêm, tham vấn, lấy ý kiến cộng đồng dân cư trong quy hoạch, xây dựng, phát triển Thủ đô được nêu trong Điều 21 Luật Thủ đô (sửa đổi) là đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, dự thảo mới đề cập tới ý kiến cộng đồng dân cư nói chung mà chưa phân biệt người dân (người sử dụng đất có đất thuộc quy hoạch phải thu hồi đất) với người dân nói chung (người không có đất bị thu hồi). Hai đối tượng này có địa vị pháp lý, quyền lợi liên quan khác nhau. Thực tế, người có đất bị thu hồi sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý, quyền lợi, cuộc sống và sinh kế nếu phải di dời đi nơi khác để triển khai thực hiện công trình, dự án. Trong khi người không có đất bị thu hồi thì không bị ảnh hưởng. Vì vậy, ý kiến đồng thuận của người dân có đất thuộc quy hoạch phải thu hồi rất quan trọng, họ có quyền thể hiện quan điểm đồng ý hay không đồng ý hoặc đưa ra yêu cầu, kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước khi lập, thẩm định, phê duyệt, quy hoạch.

Theo PGS Nguyễn Bá Long, căn cứ vào “mục 2 và 4 phần III – Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu” tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rất rõ về việc ưu tiên xây dựng “vành đai xanh”, “không gian xanh”, hướng tới xây dựng “Thủ đô xanh”, trong đó, không gian xanh của rừng Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng và có đặc thù riêng.

Theo kết quả kiểm kê rừng năm 2020, TP Hà Nội có gần 18.850 ha rừng, chỉ chiếm khoảng 5,67% diện tích tự nhiên, trong đó gần 7.600 ha là rừng tự nhiên (chiếm khoảng 40% diện tích rừng, phân bố chủ yếu tại Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn), còn lại là rừng trồng 1. Tuy nhiên, trên 80% diện tích rừng tự nhiên của Hà Nội là rừng nghèo kiệt, phục hồi – rất cần có các biện pháp cải tạo, trồng làm giàu để nâng cao chất lượng rừng.

Rừng ở Hà Nội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo môi trường cảnh quan, là vành đai, là “lá phổi xanh” bảo vệ môi trường sinh thái cho Thủ đô; Rừng Hà Nội cũng gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa quan trọng cần được ưu tiên bảo vệ và là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm. Nhưng quỹ đất này đang gặp nguy cơ thách thức lớn để giữ được màu xanh như hiện trạng do chuyển đổi mục đích để thực hiện các dự án, homestay trong bối cảnh đất đai Hà Nội được coi là “tấc đất, tấc vàng”.

PGS Nguyễn Bá Long đề xuất bổ sung khoản 1 Điều 21 nội dung “không chuyển đổi mục đích sang mục đích khác, làm giàu rừng, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên nghèo kiệt, rừng tự nhiên phục hồi; chuyển đổi các diện tích rừng trồng Hà Nội thành rừng gần với tự nhiên và gắn với bản sắc văn hóa. Thành phố có chính sách hỗ trợ cho các chủ rừng thông qua chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để bảo vệ không gian xanh”.

Các Điều 22, Điều 23, PGS Nguyễn Bá Long đề xuất bổ sung thêm các cụm từ như “cảnh quan rừng và cách trục cảnh quan theo quy hoạch”, “Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất trên địa bàn Thủ đô”. Từ đó làm căn cứ để bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên, phòng, chống tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Cùng với đó, PGS Nguyễn Bá Long còn góp ý về quy định thời điểm xác định giá đất cụ thể phục vụ bồi thường, công tác quản lý, sử dụng đất đai,…

Kết luận góp ý, PGS Nguyễn Bá Long cho rằng, tham vấn, lấy ý kiến cộng đồng dân cư cần được xem xét, lồng ghép cả trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật nói chung, trong đó có Luật Thủ đô (sửa đổi). Việc tham vấn, lấy ý kiến cộng đồng cần tính tới đặc điểm, địa vị pháp lý, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân có đất thuộc quy hoạch phải chuyển mục đích sử dụng đất và thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất, tránh “đánh đồng” vai trò của người sử dụng đất với người dân nói chung trong cộng đồng dân cư.

Phát triển Thủ đô gắn với bảo vệ môi trường
Đẩy mạnh tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm Luật Thủ đô (sửa đổi)
Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Đổi mới tổ chức chính quyền tại Thủ đô
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm, làm việc tại Thái Lan

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm, làm việc tại Thái Lan

Từ ngày 14-16/5, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu Đoàn công tác của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đi thăm, làm việc tại thủ đô Bangkok và tỉnh Kanchanaburi, Thái Lan.
Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người

Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người

Ngày 7/5/2024, tại trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Thủ tướng gửi thư khen lực lượng Cảnh sát giao thông đảm bảo an toàn dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thủ tướng gửi thư khen lực lượng Cảnh sát giao thông đảm bảo an toàn dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Ngày 5/5, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) cho biết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có thư khen gửi lực lượng CSGT và các lực lượng tăng cường, phối hợp, hỗ trợ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng; chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 13-17/5/2024.
Đức Tăng Thống Myanmar đến thăm Việt Nam mùa Phật đản

Đức Tăng Thống Myanmar đến thăm Việt Nam mùa Phật đản

Chiều 17/5, tại trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (73 Quán Sứ, Hà Nội), Ngài Tăng Thống Sayadaw Sandimar Bhivamsa cùng Tăng đoàn Myanmar đã đến thăm và chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Phật đản PL.2568 - DL. 2024.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Anh hùng liệt sỹ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Anh hùng liệt sỹ

Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Tháo gỡ rào cản pháp lý để văn hóa Thủ đô phát triển

Tháo gỡ rào cản pháp lý để văn hóa Thủ đô phát triển

PGS. TS Bùi Hoài Sơn cho biết, Hà Nội có đầy đủ các lợi thế, nhưng chúng ta đang bị các rào cản pháp lý khiến chưa "bung tỏa", phát triển được. Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này có nhiều điểm mới, tiến bộ, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng khi Luật được ban hành sẽ có những cơ hội mới, điều kiện mới để phát triển bền vững Thủ đô trong thời gian sắp tới.
Người đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp: gây khó cho người lao động

Người đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp: gây khó cho người lao động

Điều 111 của dự thảo Luật Việc làm quy định người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), làm việc sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp trừ một số trường hợp nghỉ mà không cần báo trước theo quy định Bộ luật Lao động. Chiếu theo quy định này, chỉ người nghỉ việc vì bị quấy rối tình dục, ngược đãi, đánh đập, tổn hại danh dự... đơn phương chấm dứt HĐLĐ mới được Quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả trợ cấp.
Đồng loạt triển khai 580 công trình thanh niên làm đẹp cho Hà Nội

Đồng loạt triển khai 580 công trình thanh niên làm đẹp cho Hà Nội

Bằng những công trình, phần việc ý nghĩa, 580 công trình thanh niên là dấu ấn quan trọng trong công tác thanh niên Thủ đô năm 2024, góp sức trẻ cho một Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động