Thứ ba 07/05/2024 09:38

Tạo bước đột phá cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam khởi sắc

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dự kiến tháng 12/2023, Chính phủ sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ chủ trì. Hội nghị là cơ sở đánh giá thực trạng việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa hiện nay, đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong thời gian tới.
Tạo bước đột phá cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam khởi sắc
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội tổ chức địa điểm chính tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm thu hút đông đảo du khách và người dân đến tham quan, trải nghiệm. Ảnh: Mộc Miên

Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (gọi tắt là Hội nghị) nhằm cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Tại Hội nghị, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có bài báo cáo đề dẫn về tình hình triển khai, thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Trong đó, trọng tâm là đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Công bố các số liệu về đóng góp của ngành công nghiệp văn hóa vào GDP của cả nước.

Đánh giá thực trạng việc phát triển từng lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp văn hóa (điện ảnh; du lịch văn hóa; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; quảng cáo; kiến trúc; thiết kế; xuất bản; thời trang; truyền hình và phát thanh; quảng cáo; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ).

Trong Hội nghị, các đại biểu Bộ, ngành, địa phương và đại biểu hội, hiệp hội, các chuyên gia, nhà khoa học sẽ trình bày tham luận chia sẻ kết quả phát triển của ngành công nghiệp văn hóa lĩnh vực được giao; giới thiệu những mô hình hay, cách làm sáng tạo trong quản lý, đầu tư về các ngành công nghiệp văn hóa.

Qua đó xác định các khó khăn, vướng mắc, đưa ra định hướng, giải pháp tháo gỡ nhằm thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong thời gian tới.

Tạo bước đột phá cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam khởi sắc
Quảng bá nét đẹp văn hóa Hà Nội tại Festival Thu Hà Nội 2023. Ảnh: Khánh Huy

Trên cơ sở kết quả của Hội nghị, Chính phủ sẽ có chỉ đạo, định hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm các ngành công nghiệp văn hóa để đẩy mạnh đầu tư và thu hút đầu tư phát triển.

Đồng thời, xem xét, ban hành “Nghị quyết về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam” và xác định phương hướng xây dựng Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại các điểm cầu địa phương. Dự kiến, tổng số đại biểu tham dự khoảng 150-200 người. Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, điều hành.

Thành phần đại biểu tham dự gồm: Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, các cơ quan của Quốc hội cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ (gồm: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công thương; Bộ Ngoại giao; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Xây dựng; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công an; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Văn phòng Chính phủ);

Cùng các đại diện lãnh đạo UBND TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng. Các tổ chức quốc tế như Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Hội đồng Anh, Trung tâm văn hóa nước ngoài tại Việt Nam, một số chuyên gia lĩnh vực kinh tế.

Đại diện các hội, hiệp hội hoạt động trong 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Các nhà khoa học, chuyên gia hoạt động lĩnh vực công nghiệp văn hóa, trung tâm văn hóa.

Hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Góp phần nâng cao nhận thức, tăng cường sự liên kết, hợp tác giữa các Bộ, ngành có liên quan, giữa cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, cũng như toàn thể Nhân dân cùng chung tay đưa các ngành công nghiệp văn hóa trở thành một trong những trụ cột kinh tế của cả nước.

Thời gian qua, ghi nhận không khí sáng tạo khởi nghiệp, các lễ hội, tuần lễ sáng tạo, thiết kế sáng tạo được lan tỏa nhiều thành phố trên cả nước, tiêu biểu là Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…Năm 2023, Hội An, Đà Lạt chính thức tham gia vào mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Tại Hà Nội, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 với quy mô tổ chức hơn 60 hoạt động văn hóa nghệ thuật đã thu hút 230.000 lượt khách tham quan. Sự kiện “đánh thức” giá trị di sản công nghiệp Thủ đô như Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, hay Tháp nước Hàng Đậu.

Thành công của lễ hội đã cơ bản thực hiện chủ trương của TP Hà Nội về khai thác nguồn lực văn hóa phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô một cách bền vững.

Ngoài ra, việc tổ chức lễ hội tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm mở ra hướng chuyển đổi các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc diện di dời ra khỏi nội đô thành không gian sáng tạo, góp phần hiện thực hóa các sáng kiến của Hà Nội khi gia nhập Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO.

Đánh thức giá trị di sản trăm năm tuổi tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 Đánh thức giá trị di sản trăm năm tuổi tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023
Hàng nghìn du khách thích thú với trải nghiệm đa sắc màu tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 Hàng nghìn du khách thích thú với trải nghiệm đa sắc màu tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023
Tháp nước Hàng Đậu lần đầu tiên mở cửa có gì đặc sắc? Tháp nước Hàng Đậu lần đầu tiên mở cửa có gì đặc sắc?
Mộc Miên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động