Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác hoà giải cơ sở
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHòa giải ở cơ sở góp phần hạn chế khiếu kiện, đồng thời tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật của Nhà nước, chủ trương của Đảng đến Nhân dân sâu rộng và toàn diện. Ảnh: hanoi.gov.vn |
Các tổ hoà giải thông qua việc hoà giải đã góp phần tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật của Nhà nước, chủ trương của Đảng đến Nhân dân sâu rộng và toàn diện.
Tại các địa phương của Hà Nội, vai trò của đội ngũ và công tác hòa giải đã được lãnh đạo cấp ủy địa phương hết sức quan tâm.
Tại Long Biên, Quận uỷ vừa ban hành Thông tri về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hòa giải ở cơ sở. Theo đó, Quận uỷ Long Biên đánh giá sau 5 năm thực hiện, công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn quận Long Biên đã đạt được những kết quả tích cực: Công tác hoà giải ngày càng hoạt động có nền nếp, chất lượng hiệu quả, giải quyết kịp thời những mâu thuẫn phát sinh tranh chấp trong Nhân dân.
Đội ngũ hòa giải viên được củng cố, kiện toàn và ngày càng phát triển, mô hình “tổ hòa giải 5 tốt” hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân trên địa bàn, tích cực đưa chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân, tỷ lệ hòa giải trung bình hàng năm cao đạt 93,8%; giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, tranh chấp nhân dân, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Quận. Hiện nay, trên địa bàn quận Long Biên có 222 tổ hòa giải/222 tổ dân phố với 1315 hòa giải viên
Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 13/9/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hòa giải ở cơ sở (Gọi tắt là Chỉ thị 15), nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Quận, Ban Thường vụ Quận ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ Quận đến cơ sở tập trung triển khai, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác hòa giải, tuyên truyền đầy đủ các nội dung của Chỉ thị 15, Thông tri này đến cán bộ, công chức, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân; bằng nhiều hình thức, nhất là thông qua việc sinh hoạt chi bộ, tổ dân phố, các chi hội đoàn thể, đài truyền thanh, cổng thông tin điện tử, trên chuyên trang, chuyên mục, bản tin nội bộ và các ứng dụng Công nghệ thông tin (Zalo, Facebook …).
Tuyên truyền, vận động Nhân dân tự nguyện giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn bằng hòa giải; tăng cường đoàn kết trong nội bộ Nhân dân, áp dụng hiệu quả hương ước, quy ước trong công tác hòa giải; tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia và thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Tại Thông tri, Quận uỷ giao Hội đồng nhân dân Quận thực hiện tốt công tác giám sát, hướng dẫn và phối hợp thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và Quận về hòa giải ở cơ sở; phối hợp thực hiện tốt công tác hiệp thương lựa chọn, giới thiệu cá nhân có uy tín, năng lực để bầu tham gia Tổ hòa giải.
Ủy ban Nhân dân Quận xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai nghiêm túc các nội dung. Hằng quý gửi báo cáo Ban Thường vụ Quận ủy về kết quả thực hiện. Chỉ đạo các phòng, ngành, đơn vị thuộc UBND Quận, các phường nâng cao trách nhiệm, tăng cường phối hợp, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác hòa giải; phát huy vai trò của lực lượng công an ở cơ sở.
Chỉ đạo phòng Tư pháp tham mưu làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ, tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm đối với các Tổ hòa giải và đội ngũ hòa giải viên cơ sở…
Từ khi Luật Hòa giải ở cơ sở đi vào cuộc sống, tại Hà Nội, tỷ lệ hòa giải thành ngày càng cao, góp phần giảm thiểu tình trạng khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp. Tuy nhiên, để công tác này tiếp tục phát huy hiệu quả, cần quan tâm thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, có sự quan tâm của cấp ủy cơ sở.
Trưởng phòng Tư pháp quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Văn Chiến cho rằng, để thực hiện tốt công tác hòa giải cần sự lãnh đạo của Đảng. Song song đó, hòa giải viên cần được tập huấn bởi hòa giải viên vừa tham gia hòa giải nhưng cũng là tuyên truyền viên pháp luật.
Hiện nay, toàn thành phố Hà Nội có 4.925 tổ hòa giải với 32.234 hòa giải viên. Tại các quận, huyện: Ba Đình, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Mỹ Đức, Thanh Oai, Phú Xuyên, Thanh Trì, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Đống Đa tỷ lệ hòa giải thành rất cao, đạt trên 90% đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của công tác này trong việc góp phần hạn chế tranh chấp dân sự, củng cố tình làng, nghĩa xóm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, giảm các vụ việc phải chuyển đến tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền để giải quyết, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho Nhà nước và nhân dân, từ đó thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Thôn xóm bình yên, phát triển nhờ làm tốt công tác hòa giải cơ sở Thôn Yên Thành, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội là một trong những thôn nhiều năm qua được UBND huyện Ba Vì công ... |
Kỳ 1: Bám sát kế hoạch công tác PBGDPL của các cấp, quán triệt thực hiện ở cơ sở Thời gian qua, quận Bắc Từ Liêm đã thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL trên địa bàn quận, tạo sự chuyển biến ... |
Kỳ 1: Dấu ấn của công tác Hòa giải ở cơ sở Bám sát chỉ đạo UBND TP Hà Nội, Sở Tư pháp TP về triển khai công tác hòa giải cơ sở, UBND quận Bắc Từ ... |
Trưởng thôn tâm huyết với công tác hòa giải cơ sở Thôn Đông Lâu, xã Phú Đông, huyện Ba Vì, Hà Nội nhiều năm qua được biết đến là một thôn đảm bảo về an ninh, ... |
Nữ Tổ trưởng tổ dân phố nhiệt huyết với công tác hòa giải cơ sở Đến tổ dân phố (TDP) số 5, phường Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội không ai là không biết đến bà Nguyễn Thị Hảo, ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại