Thứ hai 25/11/2024 16:03

Tại sao không công khai danh tính của người mua dâm?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Mại dâm là một tệ nạn xã hội gây ra nhiều hệ lụy. Việc xử lý môi giới mại dâm đã được xử lý hình sự hóa. Nhưng có một số ý kiến thắc mắc rằng, tại sao chỉ có những người môi giới bán dâm bị công khai danh tính mà những người mua dâm lại không?
Người cầm đầu đường dây bán dâm nghìn đô mà CATP HCM mới triệt phá Ảnh: CACC
Người cầm đầu đường dây bán dâm nghìn đô mà CATP HCM mới triệt phá. Ảnh: CACC

Ngày 10/8, CQCA TP HCM đã triệt phá đường dây mại dâm quy mô lớn với sự tham gia của nhiều nữ tiếp viên hàng không và người mẫu ảnh. Theo kết quả điều tra ban đầu, Vỏ Thị Mỷ Hạnh (26 tuổi, trú quận Gò Vấp) từng là tiếp viên hàng không và đã nghỉ việc từ tháng 10/2022.

CQĐT xác định, Hạnh quản lý trên 30 gái bán dâm, trong đó có các nữ tiếp viên của nhiều hãng hàng không và nhiều hot girl, người mẫu ảnh nổi tiếng với giá bán dâm từ 1.000 - 3.000USD/lượt. Ngoài việc môi giới cho gái bán dâm trên địa bàn TP HCM, Hạnh còn môi giới cho gái bán dâm đi tua, đi tỉnh với số tiền thu lợi rất lớn.

Việc triệt phá những đường dây bán dâm nghìn đô không phải là hiếm. Trước đây, tháng 7/202, Cục CSĐT C02 đã triệt phá một đường dây mại dâm nghìn đô. Điều đáng nói, những gái mại dâm trong đường dây này đa phần là người mẫu, diễn viên, thậm chí có cả hoa hậu.

Việc CQCA triệt phá các đường dây mua bán dâm nghìn USD của các hotgirl, tiếp viên hàng không, người mẫu… là hành động triệt phá một trong những tệ nạn gây ra nhiều hệ lụy. Tuy nhiên, nhiều người bức xúc đặt ra câu hỏi tại sao công khai danh tính người bán dâm mà không công khai danh tính người mua dâm? Liệu luật pháp có bất công?

Trước đó, đã có lần Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội (trực thuộc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội) đã đề xuất quy định công khai danh tính người mua dâm và đề nghị xử phạt bằng lao động công ích nhằm mong muốn làm giảm tệ nạn mại dâm. Theo đơn vị này, quy định này là nhằm muốn làm quyết liệt hơn việc phòng, chống mại dâm, đặc biệt là trong việc xử lý người mua dâm, vì nếu không có “cung”, “cầu” đương nhiên cũng sẽ không còn nữa.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, việc công khai danh tính sẽ tạo ra sự kì thị của gia đình và xã hội đối với người mua dâm. Họ bị mất danh dự với chính người thân là bố mẹ, vợ con, bạn bè, đồng nghiệp… Điều đó cũng tác động xấu đến cuộc sống những người thân của họ.

Đồng thời cũng có ý kiến cho rằng, số người mua dâm với số tiền nghìn USD không nhiều, mà thường người mua dâm thường là những người đơn thân, thanh niên chưa lập gia đình; người đã ly dị hoặc chưa có vợ, vợ chết; người làm ăn xa nhà, xa vợ con… Họ không được thỏa mãn nhu cầu tình dục, như vậy họ cần phải có một nơi để giải quyết nhu cầu thiết yếu đó của mình. Việc công khai danh tính của người mua dâm có thể sẽ giết chết hạnh phúc của một gia đình.

Nhìn nhận về mặt pháp luật, luật sư Bùi Quang Thu - Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, pháp luật hiện nay đã rất sòng phẳng với người mua và người bán dâm. Theo luật sư Thu, về mặt chế tài thì pháp luật, mức phạt cao nhất cho hành vi mua dâm hiện nay là 10 triệu đồng, trong khi đó mức phạt tiền cao nhất cho hành vi bán dâm chỉ đến 500.000 đồng.

Về việc công khai danh tính, luật sư Thu phân tích, hiện nay không có quy định nào cho phép công khai tên tuổi, hình ảnh của cả người mua và người bán dâm. Việc công khai danh tính người mua bán dâm là vi phạm Hiến pháp năm 2013, gây ảnh hưởng đến đời sống bí mật riêng tư cá nhân gia đình.

Theo đó, Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình”. Còn trong Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”.

Bên cạnh đó, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2020, tại Điều 72 vẫn quy định chỉ công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dược; khám bệnh, chữa bệnh; lao động; xây dựng; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo vệ môi trường; thuế; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; đo lường; sản xuất, buôn bán hàng giả, gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công bố công khai về việc xử phạt.

Nghĩa là việc xử phạt hành chính về hành vi mua dâm, bán dâm không thuộc trường hợp CQCA được phép công khai quyết định xử phạt. Như vậy thì không có lý do gì được phép công khai danh tính của họ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Phá đường dây bán dâm “khủng”, có tiếp viên hàng không, người mẫu ảnh tham gia
Những đường dây bán dâm nghìn đô từng bị triệt phá
Góc nhìn pháp lý vụ tiếp viên hàng không bán dâm nghìn đô
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Cảnh sát bất ngờ đột kích, bắt  “cát tặc” trên sông Hồng

Cảnh sát bất ngờ đột kích, bắt “cát tặc” trên sông Hồng

Thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội, đơn vị vừa phát hiện, bắt giữ một tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng…
Điều tra làm rõ vụ 3 người tử vong dưới mương nước ở Hà Nội

Điều tra làm rõ vụ 3 người tử vong dưới mương nước ở Hà Nội

Công an huyện Chương Mỹ, Hà Nộ đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc 3 người tử vong dưới mương nước xảy ra tại xã Đồng Lạc.
Triệt phá nhóm thanh thiếu niên manh động trên đường phố lúc nửa đêm

Triệt phá nhóm thanh thiếu niên manh động trên đường phố lúc nửa đêm

Thời gian vừa qua, dọc tuyến đường bao biển thành phố Hạ Long – Cẩm Phả (Quảng Ninh) vào ban đêm xuất hiện nhóm thanh thiếu niên đi xe máy tốc độ cao, cầm theo hung khí có hành vi gây thương tích và đập phá phương tiện của người đi đường.
Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Phong (SN 1983, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Duy Đức Tuấn, SN 1974, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính Thái Bình Dương (Cty Thái Bình Dương) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Viết Sơn, SN 1962, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cảnh sát 141 bắt giữ gần 100 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự trong tháng cao điểm

Cảnh sát 141 bắt giữ gần 100 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự trong tháng cao điểm

Trong thời gian 1 tháng, các tổ công tác 141 trong quá trình làm nhiệm vụ đã phát hiện 83 vụ việc, 93 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự,
Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Lực lượng 141 Công an TP Hà Nội vừa bắt 2 đối tượng nguy hiểm, thu giữ súng, đạn và nhiều chất nghi là ma túy.
Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác Y2 phát hiện đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động