Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp sao cho đúng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBáo động sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp 3-4 lần/tháng
Dùng thuốc tránh thái khẩn cấp là phương án cứu cánh cho chị em phụ nữ khi “yêu” không an toàn và chưa muốn có thai. Thành phần thuốc tránh thai khẩn cấp cũng tương tự như thuốc viên tránh thai hàng ngày, có chứa hormon sinh dục nữ progestin. Tuy nhiên, hàm lượng progestin trong thuốc tránh thai khẩn cấp cao hơn nhiều lần so với thuốc tránh thai hàng ngày nên nó có tác dụng ngăn cản hoặc làm chậm quá trình rụng trứng, có thể ngăn chặn việc làm tổ của trứng, làm biến đổi lớp nội mạc tử cung và có khả năng ngăn ngừa sự thụ thai. Tác dụng của thuốc còn làm cho dịch nhầy ở cổ tử cung bị đặc lại để ngăn tinh trùng xâm nhập tử cung hoặc gây cản trở đường đi của tinh trùng hoặc đường đi của trứng trong vòi trứng tại tử cung.
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người, đặc biệt thuộc lứa tuổi vị thành niên, thanh niên đang lạm dụng loại thuốc này.
Ông Mai Xuân Phương (Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế) cho biết một trong những lý do dẫn đến thực trạng lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp là người sử dụng không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc. Nếu theo tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, người sử dụng chỉ nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp 1 lần/tháng và tối đa là 2 lần/tháng thì nhiều người lại dùng sản phẩm này nhiều lần trong một tháng và dùng liên tục nhiều tháng liền. Một số trường hợp dù uống thuộc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai. Lý do là người sử dụng dùng nhiều dẫn đến nhờn thuốc và vẫn có thai như thường.
Chị em phụ nữ tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp để tránh rước họa vào thân |
Theo giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Phó chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM, nếu phụ nữ lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, một tháng uống 3-4 lần thì nội tiết tố sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, rong huyết, nhức đầu, chóng mặt, tăng cân…”.
Các nghiên cứu về sinh sản, thuốc tránh thai khẩn cấp có tác dụng hạn chế sự phát triển và rụng trứng. Khi ngừng thuốc thì buồng trứng cần một khoảng thời gian tương đối dài để hồi phục. Nhưng khi dùng quá liều, thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ làm niêm mạc tử cung bị teo lại, niêm mạc mỏng khiến trứng không thể làm tổ được nên không thể có thai.
Ths.BS Phạm Thị Thanh Phương, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc cho biết bình thường, thuốc tránh thai không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của phụ nữ cũng như khả năng sinh con. Nhưng việc sử dụng thuốc tránh thai kéo dài có thể gây khó có thai lại trong vòng 6 tháng đầu sau khi dùng thuốc. Nếu uống thuốc tránh thai khẩn cấp 3 lần/tháng uống liền trong vòng 6 tháng thì nguy cơ vô sinh rất cao.
Dùng sao cho đúng
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đồng Thu Trang, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, loại thuốc tránh thai khẩn cấp có khả năng ngăn ngừa quá trình thụ thai nhờ ngăn chặn sự rụng trứng và sự thụ tinh, cản trở sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. Do đó, nếu muốn tránh thai, người sử dụng phải uống trong vòng 72 giờ sau khi quan hệ tình dục. Thuốc càng uống sớm càng tốt. Thông thường uống thuốc trong 24 giờ đầu hiệu quả tránh thai lên tới 95%, nếu uống thuốc sau 24-48 giờ hiệu quả 85% và sau 49-72 giờ hiệu quả chỉ còn 58%.
Liều lượng: 1liều/tháng. Không nên sử dụng quá 2 liều/tháng. Không dùng nhiều tháng liên tiếp.
Loại thuốc tránh thai khẩn cấp 2 viên, nhất thiết phải uống đủ cả 2 viên mới có tác dụng ngừa thai..
Người sử dụng thuốc nên lưu ý đến những tác dụng phụ sau khi uống như: buồn nôn, đau đầu, chóng mặt; kinh nguyệt thất thường, rong kinh,...
Chú ý là sau khi uống thuốc khoảng 2 giờ mới bị nôn thì không cần uống bù nữa. Nhưng khoảng thời gian từ khi uống thuốc đến lúc nôn dưới 2 tiếng thì phải uống bù liều khác.
Trong trường hợp chậm kinh (khoảng 4 tuần sau khi uống thuốc), chị em nên đi khám hoặc dùng que thử để chắc chắn là có thai hay không.
Điều đặc biệt lưu ý, những người như sau không nên uống thuốc tránh thai khẩn cấp: Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi mang thai; bị chảy máu âm đạo bất thường không chẩn đoán được nguyên nhân hoặc bị các bệnh: viêm tắc tĩnh mạch; bệnh huyết khối tắc mạch thể hoạt động; bệnh gan cấp tính; u gan lành hoặc ác tính; carcinom vú hoặc có tiền sử bệnh đó; vàng da, ngứa dai dẳng trong lần có thai trước.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại