Quốc hội quyết định thay "kỳ họp bất thường" bằng "kỳ họp không thường lệ"
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Lãnh đạo Quốc hội tham gia biểu quyết thông qua Dự thảo Luật. Ảnh: media.quochoi.vn |
Sửa đổi quy định tạm đình chỉ quyền đại biểu Quốc hội
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi, bổ sung điều 5 về Làm luật và sửa đổi luật. Theo đó, Luật quy định Quốc hội ban hành luật để quy định về các nội dung gồm: tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định; việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt; tố tụng tư pháp;
Chính sách cơ bản về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách Nhà nước; quy định các thứ thuế, về huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước;
Chính sách cơ bản về quốc phòng, an ninh quốc gia; hàm, cấp trong lực lượng vũ trang Nhân dân; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
Chính sách cơ bản về đối ngoại; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác. Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước. Trưng cầu ý dân...
Luật cũng quy định, Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định về: thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội khác với quy định của luật hiện hành. Tạm ngưng, điều chỉnh hiệu lực hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Trình tự, thủ tục xây dựng, xem xét, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
![]() |
Các đại biểu tham gia biểu quyết thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Ảnh: media.quochoi.vn |
Luật sửa đổi, bổ sung điều 39 về việc tạm đình chỉ hoặc mất quyền đại biểu Quốc hội. Theo đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội (TVQH) xem xét, quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội trong các trường hợp sau đây: đại biểu Quốc hội bị khởi tố bị can. Trong quá trình xem xét, xử lý hành vi vi phạm của đại biểu Quốc hội, có cơ sở xác định phải xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên đối với đại biểu Quốc hội là cán bộ, công chức, viên chức hoặc xử lý bằng pháp luật hình sự mà cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã có văn bản đề nghị tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với đại biểu Quốc hội đó...
Trường hợp đại biểu Quốc hội bị xử lý kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ mà có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu hoặc Ủy ban TVQH xem xét, quyết định việc cho trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu hay đề nghị Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội.
Bãi bỏ 17 điều của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành
Trước đó, trình bày báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban TVQH đã chỉ đạo chỉnh lý các nội dung liên quan đến Hội đồng dân tộc.
![]() |
Quang cảnh phiên làm việc chiều 17/2. Ảnh: media.quochoi.vn |
Cụ thể, tiếp thu, chỉnh lý quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tại điều 67 theo hướng Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội gồm: có Chủ tịch Hội đồng Dân tộc/Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; các Phó Chủ tịch/Phó Chủ nhiệm; các Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội...
Về kỳ họp Quốc hội (điều 90), một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị thay cụm từ “Quốc hội họp bất thường” tại khoản 2, điều 90 thành “Quốc hội họp không thường lệ” hoặc Quốc hội có kỳ họp chuyên đề.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thành Tùng cho biết, Ủy ban TVQH tiếp thu, sửa đổi, bổ sung khoản 2, điều 90 và sửa kỹ thuật tại khoản 1, khoản 3 điều 33, khoản 2 điều 91, khoản 1 điều 92 của Luật Tổ chức Quốc hội theo hướng cụ thể hóa quy định về “Quốc hội họp bất thường” tại khoản 2 Điều 83 của Hiến pháp.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thành Tùng trình bày báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Ảnh: media.quochoi.vn |
Theo đó, Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Kỳ họp không thường lệ của Quốc hội được tổ chức khi có yêu cầu của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội để kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề cấp bách thuộc thẩm quyền của Quốc hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Đồng thời, sẽ tiếp tục nghiên cứu việc đánh số các kỳ họp thường lệ và không thường lệ của Quốc hội cho phù hợp để thực hiện thống nhất từ nhiệm kỳ sau.
Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã sửa đổi, bổ sung 21 điều (tăng 4 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội cho ý kiến) và bãi bỏ 17 điều của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành; bảo đảm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
![]() | ĐBQH: cần áp dụng ngay cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị |
![]() | Giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương, tránh hụt hẫng khi tinh gọn bộ máy |

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại