Quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm sử dụng đá nhân tạo
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐá nhân tạo, một trong những vật liệu được sử dụng nhiều trong xây dựng. (Ảnh: Dynasylan) |
Theo đó, cuộc họp giữa các bộ trưởng phụ trách an toàn và sức khỏe lao động liên bang cùng các tiểu bang của Australia ngày 13/12 (giờ địa phương) đã đưa ra quyết định lịch sử này. Như vậy, Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm sử dụng đá nhân tạo.
Lệnh cấm sẽ có hiệu lực trên phần lớn các khu vực pháp lý của Australia kể từ ngày 1/7/2024. Các bang Victoria, Queensland và New South Wales cũng đã cam kết thực hiện lệnh cấm từ thời điểm này.
Đá nhân tạo thường chứa bụi silic tinh thể, một loại bụi rất nhỏ, nhỏ hơn 100 lần so với hạt cát thông thường. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC) xếp loại bụi silic vào nhóm chất gây ung thư cấp độ 1, đây là mức độ nguy hiểm nhất.
Sự tiếp xúc với bụi silic có thể dẫn đến các bệnh như bệnh bụi phổi silic và ung thư phổi. Mỗi năm, có khoảng 230 người mắc bệnh ung thư phổi do tiếp xúc với bụi silic trong môi trường làm việc.
Giáo sư Tim Driscoll - Chủ tịch Ủy ban Ung thư liên quan đến nghề nghiệp và môi trường, thuộc Hội đồng Ung thư Australia đã hoan nghênh quyết định này và cho rằng đây là bước tiến quan trọng của chính quyền Australia để bảo vệ an toàn cho những người làm việc trong lĩnh vực chế tác đá nhân tạo khỏi tác động của bụi silic.
Ông Driscoll cũng lưu ý rằng nhiều lĩnh vực làm việc khác như khai thác đá, khai thác mỏ, xây dựng và đào hầm cũng đối diện với nguy cơ tiếp xúc với bụi silic và cần ngăn chặn hoặc giảm thiểu mức độ tiếp xúc với chất này.
Theo Giáo sư Driscoll, việc thực hiện lệnh cấm đá nhân tạo có thể ngăn chặn khoảng 100 trường hợp mắc ung thư phổi và 1.000 trường hợp bệnh bụi phổi silic trong chuỗi cung ứng, từ thợ cắt trong nhà máy đến thợ lắp đặt bàn bếp tại các gia đình.
Trước đây, một công nhân người Australia đã mắc bệnh bụi phổi silic vào năm 2015. Ngay sau đó, các nghiên cứu liên kết căn bệnh này với việc làm với đá nhân tạo, vật liệu phổ biến trong những ngôi nhà và nhà tắm. Khi số lượng người mắc bệnh bụi phổi silic tăng lên, chiến dịch yêu cầu chính phủ Australia cấm vật liệu này đã bắt đầu.
Cơ quan giám sát an toàn nơi làm việc của Australia đã tiến hành cuộc điều tra vào đầu năm 2023 và công bố báo cáo vào tháng 10/2023, chỉ ra rằng các thợ đá mắc bệnh bụi phổi silic với tỷ lệ cao hơn nhiều so với các ngành công nghiệp khác. Báo cáo cũng chỉ ra rằng hầu hết những người mắc bệnh này đều dưới 35 tuổi và đối diện với tình trạng bệnh tiến triển nhanh chóng và tỷ lệ tử vong cao hơn.
Thượng Viện Mỹ thông qua dự luật tăng cường năng lực quốc phòng và hỗ trợ quốc tế Ngày 13/12 (giờ địa phương), Thượng viện Mỹ đã thông qua Dự luật Quốc phòng trị giá 886 tỷ USD, đánh dấu kết quả của ... |
Nâng dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á trong năm 2023 Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á, với ước tính mức tăng là 4,9% ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại