Thứ sáu 22/11/2024 15:00

Quan hệ Việt Nam – Lào, Việt Nam – Cam-pu-chia phát triển tốt đẹp, toàn diện

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trước chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Tô Lâm tới Lào, Camphuchia, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt có cuộc trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí...
Quan hệ Việt Nam – Lào, Việt Nam – Cam-pu-chia phát triển tốt đẹp, toàn diện
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt. Ảnh: Bộ Ngoại giao

- Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào và Cam-pu-chia từ ngày 11 đến ngày 13/7/2024. Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa chuyến công tác đặc biệt này của Chủ tịch nước và Thứ trưởng đánh giá như thế nào về quan hệ Việt Nam – Lào, Việt Nam - Cam-pu-chia?

- Nhận lời mời của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoonglun Sisulith và Quốc Vương Cam-pu-chia Norodom Sihamoni, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước tới Lào và Cam-pu-chia từ ngày 11 đến ngày 13/7/2024.

Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Tô Lâm sau khi nhậm chức có ý nghĩa to lớn, thể hiện thông điệp rất quan trọng của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như của Chủ tịch nước, đó là Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào và quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài Việt Nam – Cam-pu-chia.

Đó cũng là thông điệp khẳng định sự đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa ba nước. Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia có sự gần gũi về địa lý, sự gắn kết về lịch sử văn hóa, ba đảng lãnh đạo ở ba nước có chung một nguồn gốc là Đảng Cộng sản Đông Dương. Nhân dân ba nước đã đoàn kết, gắn bó, hy sinh xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và phát triển đất nước như hiện nay.

Với quyết tâm đẩy mạnh thực hiện các Thoả thuận cấp cao, nhất là kết quả của các Cuộc gặp thường niên giữa Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam với Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào và với Ban Thường vụ Đảng Nhân dân Cam-pu-chia (CPP), chuyến thăm sẽ đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ Việt Nam – Lào, Việt Nam – Cam-pu-chia trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác hiệu quả, tôn trọng lợi ích của nhau, góp phần củng cố tin cậy chiến lược cũng như làm sâu sắc hơn quan hệ với hai nước, tăng cường đoàn kết giữa Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia và ASEAN.

- Xin Thứ trưởng đánh giá về quan hệ Việt Nam với hai nước và điểm nhấn trong hợp tác với mỗi nước

- Quan hệ Việt Nam – Lào, Việt Nam – Cam-pu-chia đang phát triển hết sức tốt đẹp, toàn diện, ngày càng tin cậy và gắn bó. Hợp tác kênh Đảng giữ vai trò nòng cốt, đã và đang định hướng, dẫn dắt quan hệ phát triển mạnh mẽ.

Hợp tác quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam với Lào và Cam-pu-chia đang trở thành trụ cột hợp tác vững chắc, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định, an ninh, chính trị, xã hội ở mỗi nước, đặc biệt là tại khu vực biên giới. Việt Nam với Lào và Cam-pu-chia đều kiên định nguyên tắc không cho phép thế lực thù địch sử dụng lãnh thổ nước này để tiến hành các hành động chống phá nước kia. Ba nước đang phát huy tốt cơ chế hợp tác quan trọng như: Hội nghị thường niên giữa ba Bộ trưởng Công an/Nội vụ, Cuộc gặp thường niên giữa ba Bộ trưởng Quốc phòng và Diễn tập cứu hộ, cứu nạn chung giữa Quân đội ba nước.

Hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại tiếp tục tiến triển tích cực và hiệu quả hơn, hợp tác kinh tế khu vực biên giới phát triển năng động, không chỉ gia tăng gắn kết giữa ba nước mà còn góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống bà con vùng biên giới giữa Việt Nam – Lào, Việt Nam – Cam-pu-chia cũng như giữa ba nước. Các kỳ họp của Ủy ban liên chính phủ Việt Nam – Lào được triển khai thường xuyên, kịp thời trao đổi, tìm giải pháp tăng cường hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực trọng điểm.

Việt Nam tiếp tục là một trong những nhà đầu tư, đối tác thương mại lớn nhất của Lào và hiện có 255 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Lào với tổng số vốn 5,5 tỷ USD. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Cam-pu-chia và lớn nhất của Cam-pu-chia trong ASEAN và Việt Nam hiện có 205 dự án đầu tư còn hiệu lực ở Cam-pu-chia với tổng vốn đăng ký đạt 2,94 tỷ USD, đứng đầu ASEAN và trong 05 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Cam-pu-chia. Lào và Cam-pu-chia đều là những quốc gia đứng đầu trong số 79 quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam đầu tư ở nước ngoài.

Hợp tác giáo dục, đào tạo nhận được sự quan tâm đặc biệt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ba nước. Việt Nam và Lào, Cam-pu-chia đều dành ưu tiên cao cho việc tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, nhất là với thế hệ trẻ về giá trị lịch sử đoàn kết gắn bó, truyền thống hữu nghị và hy sinh cho nhau giữa ba nước.

Bên cạnh đó, Việt Nam luôn ưu tiên hỗ trợ Lào và Cam-pu-chia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Số sinh viên trao đổi giữa Việt Nam và Lào, Việt Nam và Cam-pu-chia ngày càng tăng với chất lượng ngày một cao, là nguồn nhân lực đóng góp tích cực cho sự phát triển của mỗi nước, đồng thời là nền tảng hết sức quan trọng giúp thúc đẩy trao đổi văn hoá, tăng cường hiểu biết và giao lưu giữa nhân dân ba nước.

Bên cạnh đó, hợp tác trên các lĩnh vực như giao thông - vận tải, văn hóa - xã hội, du lịch, khoa học - kỹ thuật cũng đang phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, công tác giải quyết giấy tờ pháp lý cho người gốc Việt tại Cam-pu-chia có bước tiến mới, là tiền đề cho việc tạo điều kiện ngày một tốt hơn cho cộng đồng người gốc Việt sinh sống, làm ăn ở Cam-pu-chia. Vừa qua, Quốc vương Cam-pu-chia Norodom Sihamoni đã ký Sắc lệnh cấp quốc tịch cho 03 trường hợp người gốc Việt.

Trong chuyến thăm, Chủ tịch nước Tô Lâm dự kiến sẽ có các cuộc hội đàm, hội kiến và tiếp xúc với tất cả các Lãnh đạo cấp cao của Lào và Cam-pu-chia. Đây là dịp để các Lãnh đạo cấp cao cùng rà soát các thỏa thuận cấp cao, các lĩnh vực hợp tác quan trọng và đề ra phương hướng hợp tác thời gian tới.

Chuyến thăm chắc chắn sẽ tạo xung lực mới, nhằm phát triển sâu sắc hơn, toàn diện hơn và mạnh mẽ hơn mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào và quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài Việt Nam – Cam-pu-chia; cũng như thúc đẩy hợp tác trong các khuôn khổ đa phương như tại ASEAN, các cơ chế hợp tác tiểu vùng sông Mê Công và Liên hợp quốc.

- Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Việt Nam nỗ lực thực hiện các mục tiêu của Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự Việt Nam nỗ lực thực hiện các mục tiêu của Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự
Nhật Nam (ghi)
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Trước diễn biến xung đột giữa Nga và Ucraina, trong đó có nguy cơ leo thang và lan rộng đến một số thành phố lớn của Ucraina, Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến cáo công dân Việt Nam...
Tổng Bí thư Tô Lâm: thực hiện thắng lợi cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: thực hiện thắng lợi cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tổng Bí thư cho biết ngành giáo dục Việt Nam cần phấn đấu tăng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế, đến năm 2030 Việt Nam trong 3 nước đứng đầu ASEAN.
Việt Nam và Malaysia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam và Malaysia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Chiều 21/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, cả hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác Chiến lược toàn diện.
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, để thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam...
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Ngày 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.
Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương và Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản đã tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia với chủ đề "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động