Chủ nhật 07/07/2024 17:55

Việt Nam nỗ lực thực hiện các mục tiêu của Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân...
Việt Nam nỗ lực thực hiện các mục tiêu của Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Ngày 4/7/2024, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam đối với Báo cáo năm 2024 về tình hình mua bán người trên thế giới (TIP) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết:

"Việt Nam hoan nghênh phía Hoa Kỳ đã có đánh giá khách quan về kết quả tích cực của Việt Nam trong công tác phòng, chống mua bán người.

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống mua bán người theo những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030, nổi bật là việc sửa đổi Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011; tăng cường điều tra, truy tố, xét xử các vụ mua bán người; xác định, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; kịp thời ứng phó với những thách thức mới của tình hình mua bán người trong khu vực.

Việt Nam cũng đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu của Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM) theo Kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 20/3/2020, nhằm củng cố môi trường di cư minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người di cư, ngăn chặn nguy cơ mua bán người trong các hoạt động di cư quốc tế.

Trên tinh thần đó, chúng tôi mong muốn hai nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ, tăng cường trao đổi, đối thoại nhằm đánh giá toàn diện, tích cực hơn nữa về những nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người, phù hợp với tinh thần của mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ".

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về Báo cáo thường niên về tự do tôn giáo quốc tế năm 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong đó Hoa Kỳ xếp Việt Nam trong danh sách các nước theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết:

"Chúng tôi lấy làm tiếc về việc mặc dù đã ghi nhận một số tiến bộ của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy tự do tôn giáo, tín ngưỡng, song Báo cáo thường niên về tự do tôn giáo quốc tế năm 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn đưa ra những nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin chưa được kiểm chứng và không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân. Tại Việt Nam, không ai bị phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng và các hoạt động của các tổ chức tôn giáo được bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật. Các quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp 2013, Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế.

Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Hoa Kỳ về các vấn đề hai bên cùng quan tâm trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau về những vấn đề còn khác biệt, qua đó đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Trên tinh thần đó, Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ cần có những đánh giá khách quan dựa trên các nguồn thông tin chính xác và toàn diện về tình hình thực tế tại Việt Nam và sớm đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Việt Nam nỗ lực thực hiện các mục tiêu của Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Việt Nam nỗ lực thực hiện các mục tiêu của Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân...
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc

Chiều 2/7/2024, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo (Han Đấc Su) nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 2/7/2024.
Phó chủ tịch Quốc hội: khai thác hiệu quả để luật Thủ đô đi vào cuộc sống

Phó chủ tịch Quốc hội: khai thác hiệu quả để luật Thủ đô đi vào cuộc sống

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh yêu cầu TP Hà Nội cần chủ động nghiên cứu, rà xoát, xây dựng kế hoạch, xác định rõ lộ trình, phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan để luật Thủ đô đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả thiết thực ngay khi có hiệu lực
Phấn đấu hoàn thành thắng lợi và vượt mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2024

Phấn đấu hoàn thành thắng lợi và vượt mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2024

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định kinh tế nước ta đã phục hồi trở lại, đạt nhiều kết quả quan trọng, được các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đánh giá cao. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng dự báo khó khăn, thách thức trong các tháng còn lại rất lớn và cho rằng các cấp, ngành, địa phương cần phát huy hơn nữa sự chủ động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm…
“Không bắt buộc mọi tài khoản phải xác thực sinh trắc học”

“Không bắt buộc mọi tài khoản phải xác thực sinh trắc học”

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng khẳng định chỉ thanh toán trên 10 triệu mới cần xác thực sinh trắc học.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Từ ngày 1/7/2024, tăng lương cơ sở lên mức 2,34 triệu đồng/tháng, tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ ngày 1-5/7/2024.
Cho phép xây dựng công trình công cộng tại bãi sông Hồng

Cho phép xây dựng công trình công cộng tại bãi sông Hồng

Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua nêu rõ, các khu vực bãi sông, bãi nổi còn lại được phép xây dựng các công trình dành cho không gian công cộng, công trình phục vụ mục đích công cộng nhưng không tôn cao bãi sông, bãi nổi để đảm bảo yêu cầu không làm cản trở dòng chảy.
Kỳ cuối: tạo động lực mới cho những bước phát triển mạnh mẽ của Thủ đô

Kỳ cuối: tạo động lực mới cho những bước phát triển mạnh mẽ của Thủ đô

Những giải pháp sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả trong triển khai chuyển đổi số tại Hà Nội đem lại những bứt phá trong phát triển kinh tế-xã hội, nâng tầm giá trị văn hóa của Thủ đô, huy động trí tuệ và đóng góp của Nhân dân, tạo nền tảng vững chắc cho công tác chuyển đổi số của TP.
Vĩnh Phúc: TP Vĩnh Yên kinh tế, xã hội phục hồi, phát triển mạnh mẽ

Vĩnh Phúc: TP Vĩnh Yên kinh tế, xã hội phục hồi, phát triển mạnh mẽ

Tình hình kinh tế TP Vĩnh Yên 6 tháng đầu năm 2024 tăng khoảng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023, đời sống cư dân cơ bản ổn định. Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) ước tính đạt 43.260,7 tỷ đồng, bằng 48,6% kế hoạch năm, bằng 107,1% so với cùng kỳ năm 2023. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động