Phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam" vừa tung poster chính thức, tạo hình Trấn Thành ngay lập tức bị... chê
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPoster chính thức của phim. Ảnh: Nhà sản xuất |
Ngày 19/9, ê-kíp phim điện ảnh “Đất rừng phương Nam” chính thức tung poster có các nhân vật của phim. Đáng chú ý là tạo hình của Trấn Thành trong vai bác Ba Phi. Nhiều khán giả cho rằng bác Ba Phi của Trấn Thành để râu quá giả, không thuyết phục rằng đây là nhân vật cao tuổi. Có người còn nhận xét tạo hình nhân vật của nam MC giống với lão Hạc hơn.
Trước đó, khi chia sẻ về việc lựa chọn Trấn Thành đóng vai bác Ba Phi, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cho biết Trấn Thành là một nghệ sĩ tài năng, luôn tìm những cảm hứng và trải nghiệm mới. Hơn nữa, trong dự án này, Trấn Thành cũng góp vốn chung để sản xuất phim. Đây là điều rất đáng trân trọng.
Nhân vật bác Ba Phi trong bản truyền hình do nam nghệ sĩ Mạc Can đảm nhận. Đây được cho là vai diễn để đời của nam nghệ sĩ gạo côi. Vì vậy, khi có thông tin Trấn Thành đóng nhân vật này, nhiều khán giả vừa tò mò, vừa háo hức đón chờ sự thể hiện của anh. Tuy nhiên cũng không ít người lo ngại nam nghệ sĩ còn trẻ nên việc hóa thân thành bác Ba Phi sẽ khó khăn, thậm chí có thể phá vỡ hình tượng này.
Bác Ba Phi là nhân vật có thật tên là Nguyễn Phi Long (1884-1964) và quê ở Cà Mau. Bác là người giỏi võ, mê đờn ca tài tử và có tài kể chuyện. Hồi trẻ, bác Ba Phi đi lính cho Pháp và lưu lạc đến nhiều nơi nên khi khi trở lại Cà Mau, ông có rất nhiều chuyện để kể. Cách kể chuyện của ông thường cường điệu hóa nên luôn tạo được nhiều tiếng cười, là món ăn tinh thần cho người nghe.
Chia sẻ về việc Trấn Thành đóng vai bác Ba Phi, nghệ sĩ Mạc Can cho biết Trấn Thành còn trẻ và có những sáng tạo riêng. Nhiều khi, sự sáng tạo đó lại xuất sắc. Còn về chuyện tạo hình nhân vật thì phải cố gắng làm sao cho giống bác Ba Phi thật, vì người diễn viên khi đóng phim phải giống nhân vật.
Trấn Thành là nam nghệ sĩ thực lực của làng giải trí, giỏi ở nhiều lĩnh vực như diễn xuất, MC, ca hát,… Đặc biệt, trong lĩnh vực diễn xuất, anh ghi điểm khi khắc họa thành công nhiều dạng nhân vật. Hai phim điện ảnh anh thực hiện là “Nhà bà Nữ” và “Bố già” đang đứng vị trí top 1,2 trong danh sách những phim điện ảnh Việt có doanh thu cao nhất mọi thời đại.
Phim “Đất rừng phương Nam” do đạo diễn Nguyễn Quang Dũng thực hiện sau nhiều năm ấp ủ. Trước đó, phía đoàn làm phim cho biết, trong những đại cảnh đầu tiên diễn ra ở rừng tràm Trà Sư (An Giang), hơn 300 diễn viên quần chúng tham gia phân cảnh được đầu tư nhất phim. Ê-kíp dựng mới 70% bối cảnh, do rừng tràm đang được khai thác làm khu du lịch sinh thái, một số cơ sở vật chất không phù hợp để quay. Tổ thiết kế mất hơn một tháng để dựng bối cảnh chợ nổi, bài trí hàng trăm món nội thất, phụ kiện.
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cho biết anh làm phim này vì lớp khán giả mới nhưng vẫn bám theo tinh thần của phim truyền hình. Ê-kíp phim kỳ vọng tái hiện được hành trình đi tìm cha của An. Trên chuyến đi ấy, cậu bé học cách trưởng thành, biết sống tự lập, có thêm nhiều trải nghiệm ý nghĩa về con người, thiên nhiên kỳ thú,.... An cũng hiểu hơn về phong trào đấu tranh của những người Nam bộ giàu nghĩa khí, từ đó hiểu được vì sao cha cậu phải rời xa gia đình.
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng quyết định giữ lại tên phim giống tiểu thuyết gốc, thay vì lược mất chữ "rừng" như bản truyền hình năm 1997. Đóng vai An, Cò, Xinh lần lượt là Huỳnh Hạo Khang (13 tuổi), Kỳ Phong (13 tuổi), Bùi Lý Bảo Ngọc (11 tuổi).
Ngoài Trấn Thành vào vai bác Ba Phi thì phim còn có các nghệ sĩ: Mai Tài Phến, NSƯT Công Ninh, Hứa Vĩ Văn, Tuyền Mập, Tuấn Trần,…
Ê-kíp phim "Đất rừng phương Nam" còn có sự tham gia của nghệ sĩ Vinh Sơn - đạo diễn phim truyền hình "Đất phương nam", cố vấn sản xuất bản điện ảnh; đạo diễn hình ảnh Diệp Thế Vinh; nhạc sĩ Đức Trí là Giám đốc âm nhạc. Phim do nhà sản xuất Nguyễn Trinh Hoan - Giám đốc đơn vị thực hiện các phim "Bố già", "Tiệc trăng máu", "Tháng năm rực rỡ" phụ trách.
Lý do khiến phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam" bị chê thua xa bản truyền hình | |
Phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam": NSƯT Công Ninh có hợp vai ông Ba bắt rắn? |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại