Phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, gắn với xây dựng thương hiệu du lịch quận Hoàn Kiếm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNgười dân đi xe đạp diễu hàng qua ga Long Biên, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, hưởng ứng bảo vệ môi trường Ảnh: Khánh Huy |
Những con số “biết nói”
Theo đó, UBND quận Hoàn Kiếm đã chỉ đạo thực hiện tốt Chương trình hành động số 04/CTr-UBND ngày 14/3/2024 của UBND TP Hà Nội về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2024.
Cụ thể, tổng mức doanh thu ngành thương mại - dịch vụ ước tăng 14,6%, đạt 100,3% so với kế hoạch năm 2024; trong đó doanh thu ngành thương mại ước tăng 14,3%; doanh thu lưu trú - ăn uống tăng 66,2%; doanh thu du lịch tăng 48,5%; doanh thu ngành dịch vụ khác tăng 8,1%; số khách du lịch quốc tế lưu trú qua đêm ước tính đạt 2,1 triệu lượt khách.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn quận ước đạt 21.845 tỷ đồng, đạt 117,1% dự toán, bằng 133,48% so cùng kỳ; trong đó thu ngân sách quận ước đạt 2.296,21 tỷ đồng, bằng 151,2% dự toán TP giao, bằng 110,5% dự toán quận giao; thu ngân sách quận được hưởng theo phân cấp ước thực hiện 1.620,182 tỷ đồng, bằng 115,4% dự toán TP và quận giao.
Năm 2024, chi ngân sách quận ước đạt 1.975,609 tỷ đồng, bằng 130,1% dự toán TP giao đầu năm cộng bổ sung mục tiêu trong năm, bằng 94,7% dự toán quận giao; trong đó, chi cân đối ngân sách quận ước đạt 1.861,815 tỷ đồng, bằng 132,6% dự toán TP giao, bằng 94,4% dự toán quận giao; trong năm đã thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên để dành nguồn cải cách tiền lương và tiết kiệm thêm 5% theo chỉ đạo của Chính phủ.
Công tác đầu tư xây dựng cơ bản tiếp tục được quan tâm; các dự án trọng điểm tiếp tục được tập trung chỉ đạo, cơ bản đạt lộ trình kế hoạch đề ra. Công tác quyết toán dự án hoàn thành được thực hiện tốt, không có dự án chậm quyết toán. Chi giải ngân kế hoạch đầu tư công ước đạt 929,923 tỷ đồng, bằng 250,8% kế hoạch TP giao, bằng 99% kế hoạch quận giao.
Thu hút du lịch bởi nhiều sự kiện ấn tượng
Công tác thông tin, tuyên truyền đã bám sát nhiệm vụ chính trị của TP và quận; tổ chức tốt các hoạt động thông tin tuyên truyền, trang trí cổ động trực quan chào mừng các sự kiện, ngày lễ lớn của đất nước, Thủ đô và Quận. Đặc biệt, trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO tặng danh hiệu Thành phố Vì hòa bình (16/7/1999-16/7/2024), quận đã tổ chức nhiều hoạt động như: Chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm” tại không gian bích họa Phùng Hưng; triển lãm ảnh “Hà Nội - Ngày tiếp quản Thủ đô” và phim tài liệu phóng sự “Ký ức Hà Nội”; triển lãm ảnh “Hà Nội, một thời để nhớ” tại biệt thự cổ 46 Hàng Bài (49 Trần Hưng Đạo); phối hợp với Trung tâm lưu trữ Quốc gia I tổ chức triển lãm trực tuyến chủ đề “Hỡi đồng bào Thủ đô”.
Việc ứng dụng chuyển đổi số giúp UBND quận Hoàn Kiếm tinh gọn được bộ máy, giảm biên chế ở một số bộ phận |
UBND quận đã tham gia tích cực các hoạt động trong chương trình “Ngày hội văn hóa vì hòa bình” do TP tổ chức diễn ra tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, vinh dự được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
UBND quận đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024). Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức các hoạt động hưởng ứng Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 trên địa bàn quận. Cùng với nhóm các nghệ sĩ triển khai các tác phẩm sắp đặt ánh sáng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật, kết nối khu vực phố cổ và khu vực Phúc Tân trở thành không gian nghệ thuật công cộng. Tổ chức chuỗi sự kiện “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai” hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, chào mừng kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội.
Quận duy trì trực lãnh đạo UBND quận và 03 Tổ công tác kiểm tra hoạt động trong các không gian đi bộ; duy trì giao ban hàng ngày với các Tổ công tác và UBND phường; tổ chức họp chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; tham gia góp ý kiến vào dự thảo Quy chế hoạt động không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm sửa đổi.
Phát triển chính quyền số hiệu quả
Đáng chú ý, Ccông tác chuyển đổi số được quận chú trọng và tập trung chỉ đạo; tiếp tục triển khai thực hiện tốt Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 về phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn quận.
Quận đã thường xuyên tuyên truyền tới đội ngũ cán bộ công chức về tiện ích và lợi ích khi triển khai Đề án để đưa nền tảng số, kỹ năng, công nghệ số đến với công dân, tổ chức nhằm thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trên các lĩnh vực.
Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, việc chuyển đối số đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp trong quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn |
100% cán bộ, công chức, viên chức quận, phường đã thực hiện việc ký số trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp của TP, đảm bảo 100% văn bản điện tử được lưu chuyển trên hệ thống, không sử dụng văn bản giấy. Năm 2024, đã cử 209 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia 11 lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyển đổi số, cải cách hành chính của TP.
Quận Hoàn Kiếm xác định, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt, cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng: Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Hoàn Kiếm lần thứ XXVII, Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, cùng với các ngày lễ, kỷ niệm lớn của đất nước và Thủ đô.
Đây cũng là năm có ý nghĩa quan trọng, quyết định việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, tạo tiền đề cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quận giai đoạn 2026 - 2030.
Quận tiếp tục tập trung thúc đẩy phát triển kinh tế; triển khai đồng bộ các giải pháp thu ngân sách, đảm bảo số thu vượt kế hoạch được giao. Thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, phát triển giao thông xanh; cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang hạ tầng đô thị, công tác bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị lịch sử, văn hóa khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, khu phố cổ Hà Nội, khu phố cũ; tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, không để phát sinh các vụ vi phạm trật tự xây dựng.
Chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận; tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giáo dục và đào tạo; kiểm soát hiệu quả các loại dịch bệnh; bảo đảm an sinh xã hội. Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành và phục vụ các tổ chức, cá nhân; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu.
Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; tiếp tục phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân ngày càng vững chắc; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Tăng cường hợp tác quốc tế. Phấn đấu hoàn thành xuất sắc, toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Hà Nội ước đón 160.000 lượt khách trong ngày nghỉ Tết Dương lịch 2025 |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại