Phát hoảng với hành xử “quyết ăn thua đủ” của hai tài xế ô tô khi xảy ra va chạm giao thông
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHình ảnh cho thấy hai tài xế "ăn miếng trả miếng" khi va chạm giao thông. Ảnh cắt từ video |
Theo clip được chia sẻ trên khắp các diễn đàn giao thông mới đây. Sự “ăn thua đủ” của hai tài xế xe ô tô – rất may là đoạn đường vắng ít người qua lại đã khiến người xem “hoảng hồn”.
Theo một phần diễn biến đoạn clip ghi lại, tài xế ô tô màu đen bất ngờ vượt mặt xe ô tô màu trắng rồi chặn đầu. Sau đó, tài xế ô tô màu đen rất hung hổ cầm một khúc gậy xuống tìm tài xế ô tô màu trắng để nói chuyện. Lúc này, tài xế ô tô màu trắng vẫn ngồi trên xe.
Sau một hồi đôi co, tài xế ô tô màu đen đã vung gậy đập mạnh khiến kính ô tô màu trắng vỡ nát. Người đi đường dủ đã khuyên can nhưng thấy tài xế ô tô đen hung hãn đã vội bỏ đi.
Tài xế xe đen cầm gậy xuống đập phá xe trắng khi xảy ra va chạm. Ảnh cắt từ video |
Quá giận dữ trước hành động của tài xế ô tô màu đen, tài xế ô tô màu trắng đã nhấn ga và đuổi theo đối phương.
Sau đó theo diễn biến vụ việc, tài xế này tiếp tục cho xe ô tô của mình đâm nhiều lần vào ô tô màu đen, gây hư hỏng nặng, nát cửa.
Tiếp đó, khi ô tô màu trắng rời đi, tài xế ô tô màu đen đã nhấn ga đuổi theo. Lúc này, cả 2 chiếc ô tô đều đã rơi vào tình trạng hư hỏng.
Hiện tại, thời gian và diễn biến cụ thể của vụ va chạm vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, người xem tỏ ra ngao ngán trước cách ứng xử thô lỗ, thiếu văn minh của cả 2 tài xế này. Chưa kể, những hành động rượt đuổi nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến người cùng tham gia giao thông cùng thời điểm với họ.
Theo ý kiến của các Luật sư, sau khi va chạm giao thông có yếu tố đập phá, hủy hoại tài sản thì, cơ quan cảnh sát điều tra sẽ tiến hành nhiều hoạt động điều tra. Trong đó, cơ quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết.
Qua đó tiến hành định giá tài sản để kết luận về giá của tài sản bị hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng. Khi kết luận định giá khẳng định giá tài sản cố ý làm hư hỏng tài có trị giá từ 2.000.000 đồng thì hoàn toàn có cơ sở vững chắc để khởi tố hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Trong trường hợp giá định tài sản bị hủy hoại, hư hỏng không đủ 2.000.000 đồng, nếu quá trình điều tra xác định được hành vi của người này gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tài sản bị hủy hoại, cố ý làm hư hỏng là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ thì vẫn có thể khởi tố vụ án, khởi tố bị can hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Còn ở trường hợp đánh người sau khi va cham giao thông – căn cứ theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…”.
Vì thế, ứng xử sau va chạm cần văn hóa của mỗi cá nhân tham gia giao thông. Hơn thua chỉ tăng nặng thêm sự phức tạp, tính nghiêm trọng của vụ việc và có thể sẽ bị xử phạt hành chính, hoặc khởi tố tùy tính chất vụ việc.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại