“Phân cấp, phân quyền tạo đột phá phát triển Thủ đô"
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCác diễn giả nêu những ý kiến góp ý Luật Thủ đô (sửa đổi) |
PGS. TS Đặng Văn Bài chia sẻ: Hà Nội là của cả nước, nhiệm vụ xây dựng Thủ đô Hà Nội không phải chỉ riêng chính quyền và nhân dân Thủ đô mà của tất cả các bộ, ban, ngành và Nhân dân cả nước. Nhiều sự kiện diễn ra ở Hà Nội phần lớn là sự kiện mang tính Quốc gia.
Xét riêng về di sản văn hóa, Thủ đô Hà Nội là nơi tích tụ tinh hoa văn hóa của cả nước, chọn lọc, lan tỏa nên cần có cơ chế để phát huy được tiềm năng của Hà Nội, nguồn lực của Hà Nội để Hà Nội trở thành một thành phố lịch sử, văn hiến và hòa bình.
“Hà Nội phải là đầu tàu, đi đầu trong nhiều lĩnh vực bởi Thủ đô là hình ảnh đặc trưng nhất của cả một quốc gia nên ưu ái cho Hà Nội để Hà Nội có thể bứt lên không phải chỉ có đầu tàu kinh tế trong khu vực sông Hồng mà trong chừng mực nào đó, là đầu tàu cả về kinh tế, văn hóa” – TS. Đặng Văn Bài nêu.
Nêu quan điểm về cơ chế vượt trội, PGS. TS Đặng Văn Bài cho biết, ông tâm đắc nhất những điều quy định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là nếu những điều trong Luật Thủ đô chưa tương thích với các luật khác thì được thực hiện theo Luật Thủ đô. Và sau này, các luật khác dù có đổi mới nhưng có lợi cho Thủ đô thì tiếp tục sử dụng luật của bộ, ngành khác để giúp Thủ đô phát triển.
PGS. TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia |
Bên cạnh đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) còn tạo điều kiện để cho nền kinh tế thị trường được vận hành một cách trơn tru hơn trong lĩnh vực văn hóa và di sản văn hóa. Đặc biệt, tạo cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô của chúng ta, trong đó có làng nghề thủ công truyền thống, điện ảnh, mỹ thuật, du lịch văn hóa.
Đây là tư duy rất đổi mới. Kinh tế tư nhân, kinh tế thị trường, trong các lĩnh vực kinh tế khác hoạt động mấy chục năm qua tương đối hiệu quả nhưng trong lĩnh vực văn hóa còn e dè. Lần này, với Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) ông tin sẽ giúp cho công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh.
"Đừng nhìn di tích lịch sử văn hóa dưới dạng tài nguyên, nếu tài nguyên đó mà chúng ta có cơ chế đặc thù để chúng ta tạo ra những dịch vụ văn hóa thì có thể chúng ta có sản phẩm văn hóa bán được nhiều lần, bán cho nhiều người. Bởi, có nơi nào nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể như Hà Nội đâu. Tôi hy vọng, cơ chế mới cho Luật Thủ đô sẽ làm cho di sản văn hóa có vị trí trong đời sống xã hội và cuối cùng phải cho cộng đồng cư dân địa phương họ cộng sinh được với di sản văn hóa đó và phát triển nó, bảo tồn nó nhưng ngoài việc phát triển du lịch thì phải bao gồm cải thiện sinh kế cho cộng đồng. Đây là cách thu hút tốt nhất các nguồn lực xã hội cho việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô" - lời PGS.TS Đặng Văn Bài.
TS. Nguyễn Ngọc Bích, Trưởng Bộ môn Luật Hành chính, Trường đại học Luật Hà Nội |
Cùng quan điểm, TS. Nguyễn Ngọc Bích, Trưởng Bộ môn Luật Hành chính, Trường đại học Luật Hà Nội bày tỏ: Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này phải làm được 2 việc là khắc phục những hạn chế trong Luật Thủ đô năm 2012 đang bộc lộ rõ và tạo ra chính sách mới có tính chất vượt trội để Hà Nội thực sự là Thủ đô của cả nước. Vượt trội được thể hiện quy định trong Luật Thủ đô vượt hơn các quy phạm pháp luật hiện hành, cái vượt trội còn tạo ra căn cứ pháp lý, tạo ra động lực để Hà Nội xứng đáng là Thủ đô của cả nước.
"Dự thảo lần này đã dành một chương (Chương II) để quy định về nội dung này. Đây là quy định lần đầu tiên được đưa vào Luật Thủ đô, luật dành riêng cho một địa phương. Tôi đánh giá cao Chương II trong dự thảo vì nội dung này làm cho Luật Thủ đô sẽ quy định toàn diện về Hà Nội" - TS. Nguyễn Ngọc Bích bày tỏ.
Luật năm 2012 đã chú trọng chính sách và trách nhiệm xây dựng Thủ đô toàn diện các mặt nhưng lại chưa quy định về bộ máy để thực hiện. Năm 2019, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 97/2019/QH14 về thí điểm chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, Dự thảo Luật Thủ đô đã ghi nhận chính thức nhiều nội dung của Nghị quyết số 97 và khẳng định Hà Nội sẽ tổ chức chính quyền theo mô hình chính quyền đô thị.
So với các địa phương khác, theo dự thảo Luật, chính quyền tại TP Hà Nội có một số điểm khác với chính quyền tại các địa phương khác đó là: Tăng số đại biểu HĐND thành phố lên 125 đại biểu trong đó có 25% đại biểu chuyên trách (so với 95 đại biểu theo Luật Tổ chức CQĐP và không quy định rõ tỉ lệ đại biểu chuyên trách) tại các phường không còn tổ chức HĐND phường và UBND phường hoạt động theo chế độ thủ trưởng dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch UBND phường (các địa phương khác là chế độ tập thể của UBND); thành lập Thành phố thuộc TP Hà Nội.
Trong Dự thảo Luật lần này, Hà Nội đã được phân cấp quyết định nhiều vấn đề để phát triển Thủ đô theo yêu cầu mới. Trong các quy định về tổ chức chính quyền có một số quy định đáng chú ý như: Hà Nội được quyết định về cơ quan chuyên môn thuộc UBND đặc thù của TP; quyết định biên chế của thành phố; người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính được ký hợp đồng làm việc có thời hạn khi có nhu cầu.
Để thu hút nhân lực có chất lượng cao làm việc trong các cơ quan, đơn vị tại thành phố Hà Nội, dự thảo Luật có 2 quy định đáng chú ý là: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị của thành phố được ký hợp đồng với mức lương, chế độ đãi ngộ theo cơ chế thỏa thuận với người có tài năng, người có kinh nghiệm; thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với khả năng ngân sách của thành phố và không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức...
định bảo vệ môi trường cần đảm bảo tính thống nhất và phù hợp | |
HĐND thành phố quyết định biên chế cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ | |
Cam kết ưu đãi rõ ràng giúp nhà khoa học yên tâm cống hiến cho Thủ đô |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại