Thứ hai 25/11/2024 13:12
Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Cam kết ưu đãi rõ ràng giúp nhà khoa học yên tâm cống hiến cho Thủ đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
TS Hoàng Ly Anh cho biết, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể hiện cam kết ưu đãi rõ ràng, minh bạch của Trung ương, cả nước và Thủ đô Hà Nội. Các nhà khoa học yên tâm, tận tâm cống hiến hết mình cho sự nghiệp phát triển của Thủ đô.
Hình ảnh khu công nghệ cao Hòa Lạc.          Ảnh: Nguyễn Minh
Hình ảnh khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Nguyễn Minh

Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), TS Hoàng Ly Anh, trường ĐH Luật Hà Nội cho biết, Hà Nội là TP có tiềm lực lớn về khoa học và công nghệ với mạng lưới các tổ chức khoa học và công nghệ cùng nhiều loại hình tổ chức. Cho tới nay, Hà Nội đang có 124 trường ĐH, 113 viện nghiên cứu (chiếm khoảng 80% số viện nghiên cứu cả nước), 14/17 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia với trình độ nhân lực cao. Bên cạnh các tổ chức khoa học công nghệ công lập, Hà Nội còn có 176 tổ chức khoa học công nghệ ngoài công lập thực hiện các hoạt động nghiên cứu phát triển, dịch vụ… Đây chính là tiềm lực khoa học công nghệ lớn để thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của Hà Nội.

Không chỉ có tiềm lực lớn về khoa học và công nghệ, Hà Nội còn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Trung ương, các địa phương, Bộ, ban ngành để phát triển khoa học và công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cũng như quyết tâm của chính TP. Điều 26 của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung nhằm tạo cơ chế cho khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số của Thủ đô phát triển nhanh, trở thành động lực để Thủ đô phát triển bứt phá trong điều kiện mới, trong đó xác định Hà Nội “trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nghiên cứu khoa học và công nghệ, chuyển giao và phát triển công nghệ hàng đầu của đất nước, khu vực, quốc tế”.

Góp ý về khoản 1 Điều 26, TS Hoàng Ly Anh cho rằng, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể hiện sự thay đổi về chất trong quy định về chính sách của Thủ đô trong thời gian tới để đạt được sự phát triển vượt trội, bứt phá nhằm trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nghiên cứu khoa học và công nghệ, chuyển giao và phát triển công nghệ hàng đầu của đất nước, khu vực, quốc tế.

Bên cạnh chính sách “bảo đảm phát huy tiềm năng, thực hiện chuyển đổi số trên mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hôi, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng khẳng định mục tiêu và quyết tâm “chuyển đổi số” sâu, rộng, đồng bộ trên mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội Thủ đô nhằm tạo sự phát triển bứt phá về kinh tế - xã hội là hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh cả nước quyết tâm chuyển đổi số. Việc bổ sung chính sách về chuyển đổi số trên mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội Thủ đô cũng thể hiện tư duy, tầm nhìn để Thủ đô phát triển vượt trôi. Bởi vì, chuyển đổi số là quá trình phát triển tất yếu của bất kỳ quốc gia nào, nền kinh tế nào. Trong khi đó, cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư chính là chuyển đổi số với sự tích hợp của số hoá, siêu kết nối và sử lý dữ liệu thông minh.

Theo khoản 2, khoản 3 Điều 26 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), TS Hoàng Ly Anh nhận thấy, Dự thảo đã thể hiện cam kết ưu đãi rõ ràng, minh bạch của Trung ương, cả nước và Thủ đô Hà Nội đối với các chuyên gia, nhà khoa học, DN, tổ chức khoa học và công nghệ đóng góp cho sự phát triển bứt phá, vượt trội của Thủ đô. Nếu được thông qua, đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để chính quyền Thủ đô hiện thực hoá chính sách ưu đãi; đồng thời, các nhà khoa học yên tâm, tận tâm cống hiến hết mình cho sự nghiệp phát triển của Thủ đô, xứng đáng với vị thế của Thủ đô mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân trao cho Thủ đô.

Cùng với đó, Dự thảo Luật thủ đô (sửa đổi) đã quy định về phân cấp, phân quyền cho Thủ đô Hà Nội trong lĩnh vực phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số với nội dung được tập trung ghi nhận từ khoản 4 đến khoản 7, Điều 26. Việc quy định phân cấp, phân quyền cho Thủ đô Hà Nội nhằm “giúp Thủ đô phát huy được ưu thế, chủ động trong việc quy định và thực hiện các cơ chế hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ, khởi nghiệp đối mới sáng tạo nhằm tạo cơ chế để Thủ đô phát triển”. Vì vậy, quy định về phân cấp, phân quyền cho Thủ đô Hà Nội trong lĩnh vực phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong Dự thảo là hết sức cần thiết.

Kết luận phần góp ý, TS Hoàng Ly Anh nhấn mạnh, Điều 26 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) không chỉ kế thừa các quy định của Điều 13 Luật Thủ đô hiện hành mà thực sự là một sự đổi mới trong nhận thức về chính sách phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, các ưu đãi dành cho chuyên gia, nhà khoa học, DN, tổ chức khoa học công nghệ, phân cấp, phân quyền quản lý về khoa học công nghệ cho chính quyền Thủ đô. Với quy định như hiện nay, Điều 26 Dự thảo Luật thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo cơ chế đổi mới góp phần phát triển Thủ đô xứng tầm với vị trí, vai trò mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin tưởng trao cho Thủ đô.

Đóng góp nhiều ý kiến thiết thực
Các quy định bảo vệ môi trường cần đảm bảo tính thống nhất và phù hợp
HĐND thành phố quyết định biên chế cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tổng thống Bulgaria bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Bulgaria bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Chiều 24/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev cùng Phu nhân Desislava Radeva đã tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-28/11 theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Việt Nam là một đối tác đa phương đáng tin cậy

Việt Nam là một đối tác đa phương đáng tin cậy

Về kết quả chuyến công tác tham dự HNTĐ G20 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Brazil và thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình có cuộc trả lời các cơ quan báo chí…
Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Trước diễn biến xung đột giữa Nga và Ucraina, trong đó có nguy cơ leo thang và lan rộng đến một số thành phố lớn của Ucraina, Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến cáo công dân Việt Nam...
Kỳ họp thứ 8 Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng với nhiều quyết định quan trọng

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng với nhiều quyết định quan trọng

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, bước vào tuần làm việc cuối cùng từ ngày 25/11 đến 30/11 với lịch trình dày đặc các hoạt động thảo luận, biểu quyết và quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến luật pháp, nhân sự và chính sách phát triển quốc gia.
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị

Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị

Sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Thủ tướng yêu cầu giải ngân các nguồn lực để xoá nhà tạm, nhà dột nát; mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải; tăng cường phòng, chống đuối nước với trẻ em.
Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Nghị quyết số 15 - NQ/TW, ngày 5/5/2022, của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh về việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động