Nhất trí với quan điểm Thủ đô cần có các chính sách đặc thù vượt trội để đem lại những kết quả đột phá
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN |
Bà Nguyễn Thuý Anh, bày tỏ về một số nội dung có liên quan đến lĩnh vực của Ủy ban và khẳng định, Thường trực Ủy ban Xã hội nhất trí với quan điểm Thủ đô cần có các chính sách đặc thù vượt trội để đem lại những kết quả đột phá, tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh, bền vững của Thủ đô, góp phần tạo ra động lực dẫn dắt cho các địa phương khác trong vùng và cả nước. Tuy nhiên, các quy định đặc thù cần được đặt trong tổng thể chung để bảo đảm sự thống nhất về chủ trương và nguyên tắc điều chỉnh đối với từng lĩnh vực cụ thể của hệ thống pháp luật.
Liên quan đến lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo luật, trong báo cáo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, Ban soạn thảo khẳng định các quy định của dự thảo luật là trung tính, không có nguy cơ gây bất bình đẳng giới khi được thi hành. Tuy nhiên, thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng vấn đề giới trong dự thảo luật thể hiện ở nội dung về nguồn nhân lực các tổ chức và hoạt động của chính quyền Thủ đô ở mối quan hệ giữa Thủ đô với Nhân dân liên quan đến thủ tục hành chính nên sẽ không chỉ có quy định trung tính giới mà cũng cần có những quy định thúc đẩy bình đẳng giới để phụ nữ tham gia nhiều hơn trong các lĩnh vực, ngành nghề luôn là ưu thế của nam giới trong phát triển Thủ đô.
Ví dụ như về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Điều 17, dự thảo luật đã có những chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó không phân biệt nam nữ, nếu có tài năng đặc biệt thì được tạo điều kiện tương tự đối với ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, trên thực tế nữ giới luôn gặp khó khăn trong việc tiếp cận, tham gia đào tạo do nhiều rào cản liên quan đến gia đình, vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm chính sách ưu đãi riêng đối với nữ ở nội dung này.
Về chính sách an sinh xã hội của Thủ đô, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu đề xuất bổ sung chế độ phụ cấp sinh con cho phụ nữ nghèo mà không có chế độ bảo hiểm xã hội.
Về chính sách xã hội, an sinh xã hội của Thủ đô tại Điều 28. Điểm a khoản 2 quy định về việc Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội quyết định bố trí ngân sách để hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm, vay mua nhà ở xã hội, giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội, chi nhánh thành phố Hà Nội thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Đề nghị:
Thứ nhất, tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội để làm cơ sở thuyết minh cho nội dung cần quy định trong dự thảo luật.
Thứ hai, bổ sung thêm từ "vay thuê, mua nhà xã hội", vì nhiều công nhân, người lao động thu nhập thấp không đủ tài chính để mua nhà ở xã hội và sẽ chọn hình thức thuê nhà ở xã hội.
Thứ ba, bổ sung quy định về Hội đồng Nhân dân thành phố quy định tiêu chí, điều kiện, mức, nội dung, hình thức và thời gian hỗ trợ.
Thứ tư, làm rõ nội hàm cụm từ bố trí ngân sách để tránh tạo ra sự tùy tiện trong bố trí ngân sách, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương, bảo đảm không tăng bội chi của ngân sách địa phương hàng năm. Đề nghị trong dự thảo quy định rõ bố trí vốn đầu tư công, vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách tự cân đối của địa phương thay cho từ "ngân sách".
Cuối cùng, tôi muốn nói về việc thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư đối với các dự án trong lĩnh vực y tế, thực hiện hình thức hợp đồng theo phương thức xây dựng, chuyển giao thuộc lĩnh vực y tế, việc xác định các dự án đầu tư được ưu đãi trong lĩnh vực y tế.
Về ưu đãi đầu tư tại Điều 45. Đề nghị Ban soạn thảo rà soát thay thế cụm từ "cơ sở cai nghiện ma túy ngoài công lập" hoặc "cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện" bằng cụm từ "cơ sở cai nghiện tự nguyện" để bảo đảm tính thống nhất theo quy định tại khoản 4 Điều 3 và Điều 36 Luật Phòng, chống ma túy.
Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu đánh giá, bổ sung quy định về ưu đãi thuê đất đối với các cơ sở cai nghiện tự nguyện để đảm bảo thực hiện chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với công tác phòng, chống ma túy theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Phòng, chống ma túy.
Mặc dù, được Nhà nước khuyến khích xã hội hóa công tác cai nghiện ma túy nhưng đến nay cả nước có 13 cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện và 284 cơ sở đơn vị đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng.
Trong đó, Hà Nội có một cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện và 4 cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, trong khi mật độ dân cư tại Thủ đô đông, tình hình tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp, số lượng người di biến động cao, số người nghiện không có hồ sơ quản lý lớn và dự thảo Luật quy định 3 chính sách ưu đãi đối với cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện nằm ngoài quy định của Luật Phòng, chống ma túy bao gồm miễn tiền sử dụng đất khi thành lập tại điểm a và quy định tại điểm b và c khoản 4, Thường trực Ủy ban cơ bản thống nhất với các chính sách đặc thù hỗ trợ sự phát triển công tác cai nghiện ma túy.
“Tôi xin nhấn mạnh một số nội dung liên quan trực tiếp đến lĩnh vực của Ủy ban. Về cơ bản, Thường trực Ủy ban cũng rất ủng hộ dự án luật này” - lời Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh.
Xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước | |
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường: Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, rất công phu |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại