Thứ năm 25/04/2024 07:20

Ảnh

Người trẻ đi khám và điều trị HIV

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tại một số bệnh viện truyền nhiễm, tỷ lệ người đến khám, tư vấn, xét nghiệm HIV gia tăng, đặc biệt tăng mạnh trong giới trẻ.
Người trẻ đi khám và điều trị HIV

Theo thông tin, số liệu từ cục phòng chống HIV/AIDS, Tại Việt Nam, mỗi tháng ghi nhận gần 1.000 người có HIV mới, trong đó hơn 80% bị lây nhiễm qua con đường tình dục, đặc biệt tăng mạnh trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (SMS).

Người trẻ đi khám và điều trị HIV

Ghi nhận tại Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm, Hà Nội tại khu vực điều trị HIV/AIDS, ở đây có rất nhiều người "có H" đến khám và lấy thuốc, trong đó đặc biệt có nhiều bạn trẻ.

Người trẻ đi khám và điều trị HIV
T là một trong những bạn trẻ đến để khám và điều trị HIV. Trải lòng với PV, T kể: "Em đi khám sức khoẻ định kỳ bình thường thôi thì kết quả kiểm tra máu trả về mới cho biết em có H. Trước đó em không hề có biểu hiện gì. Em có bạn trai, cũng vì tin tưởng bạn tình của mình nên chúng em không dùng biện pháp bảo vệ. Đến nay, em đều đặn đến kỳ là đến đây khám và lấy thuốc, thấy sức khoẻ cũng bình thường, tâm lý cũng ổn định".
Người trẻ đi khám và điều trị HIV
Chị L (Nam Từ Liêm) chia sẻ: "Chồng tôi nghiện 3 năm nay rồi. Tôi chỉ nghĩ là anh nghiện thuốc thôi chứ không nghĩ là có H. Thời gian trước, tôi có biểu hiện khó thở, đi khám ở viện phổi vì nghĩ liên quan hô hấp thôi chứ không nghĩ là mình bị lây nhiễm như vậy. Bây giờ tôi mua bảo hiểm và điều trị định kỳ".
Người trẻ đi khám và điều trị HIV
Ngồi ngoài sảnh chờ đến lượt, H rụt rè chia sẻ: "Em bị từ cuối năm 2021, do có quan hệ với bạn nam đồng giới và vô tình bị chảy máu, dính vào vết xước trên người mình. Sau đó, em mới biết bạn tình bị H và đã điều trị vài năm nay rồi. Em nghi ngờ nên tự mua que test về để tự test và ra kết quả dương tính. Theo lời giới thiệu, em tới đây để khám và điều trị".
Người trẻ đi khám và điều trị HIV

Lúc biết mình bị, H đã suy sụp và lo lắng rất nhiều khi nghĩ mình không sống được bao lâu nữa. Do tải lượng virus thấp, được phát hiện sớm nên các bác sĩ tư vấn điều trị thuốc ARV. "Em mua bảo hiểm y tế tự nguyện 800.000 đồng/năm, mỗi lần đến đây lấy thuốc, làm các xét nghiệm chỉ hết 50.000 đồng. Các bác sĩ nói, nếu tuân thủ uống thuốc, có thể sống được 50- 60 năm nên em tâm lý giờ cũng thoải mái hơn" - H kể.

Người trẻ đi khám và điều trị HIV

Theo báo cáo mới nhất, HIV có xu hướng trẻ hoá nhanh, ở nhóm người dưới 30 tuổi (những năm 2012-2013) tỷ lệ nhiễm HIV chỉ dưới 5%, nhưng đến năm 2022, con số này tăng rất cao lên 50%. Đường lây chính trong nhóm tuổi này chủ yếu lây qua đường tình dục.

Người trẻ đi khám và điều trị HIV
Chị T (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: "Chồng tôi có H, trước đó chúng tôi vẫn có sinh hoạt vợ chồng. Do kế hoạch nên chúng tôi dùng biện pháp bảo vệ. Tuy vậy, tôi sau đó lại có nhiều biểu hiện như sức khoẻ giảm, khó thở, tức ngực nên tự test và đi khám. Kết quả lần một trả về là âm tính nên tôi cũng đỡ lo hơn, đang chờ kết quả chính thức".
Người trẻ đi khám và điều trị HIV

Theo bà Cao Kim Thoa (Phó trưởng Phòng Dự phòng lây nhiễm HIV, Cục Phòng, chống HIV/AIDS) năm 2022, dịch HIV/ADIS trong cộng đồng tiếp tục thuyên giảm, nhưng lại diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng ca nhiễm mới ở một số nhóm nguy cơ cao (SMS, thanh thiếu niên) và còn xa so với mục tiêu của "Chiến lược quốc gia chấm dứt đại dịch AIDS" vào năm 2030.

Người trẻ đi khám và điều trị HIV

Hiện cả nước có hơn 60.000 người sử dụng PrEP (điều trị dự phòng chống phơi nhiễm bằng thuốc kháng virus); tỷ lệ duy trì điều trị cao 72%. Nếu không có số người dùng PrEP này thì dịch còn tăng cao hơn nữa. Tuy nhiên, con số này vẫn còn khiêm tốn, để đạt được mục tiêu chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030 thì phải mở rộng và tăng đối tượng sử dụng.

Người trẻ đi khám và điều trị HIV
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm, hiện trung tâm đang điều trị cho cho 1.691 bệnh nhân HIV bằng thuốc ARV. Hiện nay, nhóm lây nhiễm qua quan hệ tình dục đồng giới nam (SMS) khá phức tạp, một đồng giới nam thường có đến 3 -5 bạn tình và quan hệ tình dục ít đeo bao cao su, dẫn tới lây nhiễm HIV cao. Việc tiếp cận nhóm này để họ sử dụng PrEP dự phòng không lây nhiễm cũng rất khó khăn vì quần thể này ẩn, khó tiếp cận. Hiện nay, phần lớn phải dựa vào các nhóm CBO (tổ chức dựa vào cộng đồng) mà thành viên cốt cán là các đồng đẳng MSM.
Người trẻ đi khám và điều trị HIV

“Dù trung tâm chỉ có 9 nhân viên chuyên trách, nhưng chúng tôi vẫn phải làm ngày đêm, 1 năm 360 ngày không bao giờ đóng cửa để cung cấp dịch vụ cho khách hàng, giúp các đối tượng nguy cơ cao SMS điều trị dự phòng để không bị lây nhiễm” – bà Trang chia sẻ.

Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động