Thứ bảy 14/12/2024 07:00

Ảnh

Hà Nội: Người dân tự làm rào chắn ngăn xe cộ qua lại trong giờ cao điểm

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Vừa qua, 4 ngõ trên phố Thượng Đình có thể đi ra đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội, cư dân lắp đặt rào chắn vào giờ cao điểm buổi sáng.
Hà Nội: Người dân tự làm rào chắn ngăn xe cộ qua lại trong giờ cao điểm
Ghi nhận của PV, các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; ngõ 126, 144 đường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, rất hẹp, có những khúc cua chưa đến 1m hiện đang được làm những rào chắn đầu ngõ vào khung giờ cao điểm.
Hà Nội: Người dân tự làm rào chắn ngăn xe cộ qua lại trong giờ cao điểm

Theo người dân sinh sống tại đây chia sẻ, vào giờ cao điểm buổi sáng, nhiều người đi xe máy từ phố Kim Giang, Thượng Đình thường chọn các con ngõ nói trên để đi tắt ra đường Nguyễn Trãi hướng cầu vượt Tây Sơn.

Hà Nội: Người dân tự làm rào chắn ngăn xe cộ qua lại trong giờ cao điểm
Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân khi lối đi thường xuyên bị ùn tắc trong ngõ nhỏ.
Hà Nội: Người dân tự làm rào chắn ngăn xe cộ qua lại trong giờ cao điểm
Nhiều tháng qua, một số ngõ đã được người dân lắp đặt rào chắn để ngăn các phương tiện qua lại.
Hà Nội: Người dân tự làm rào chắn ngăn xe cộ qua lại trong giờ cao điểm

Anh Nguyễn Thuận Đạt, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, cho biết, sở dĩ 4 ngõ trên có lượng phương tiện lưu thông lớn vào giờ cao điểm là do từ đầu năm 2024, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã phân luồng lại hướng các phương tiện qua Ngã tư Sở.

Theo đó, các phương tiện lưu thông từ phố Thượng Đình muốn đi đến phố Tây Sơn bắt buộc phải đi ra đường Nguyễn Trãi, rẽ phải vào phố Trường Chinh rồi quay đầu. Từ đó nhiều người chọn phương án đi vào 4 ngõ kể trên để ra đường Nguyễn Trãi (đoạn sân bóng Thượng Đình) rồi lên cầu vượt Ngã Tư Sở nhằm rút ngắn thời gian di chuyển.

Hà Nội: Người dân tự làm rào chắn ngăn xe cộ qua lại trong giờ cao điểm
Anh Nguyễn Văn Dương (phường Thượng Đình) cho biết thêm: "Trước khi có rào chắn, mỗi sáng những ngõ này luôn ồn ào vì xe máy đi vào nhiều để đi tắt sang đường Nguyễn Trãi nhằm lên cầu vượt Ngã tư Sở. Từ ngày làm barie chắn đầu ngõ vào giờ cao điểm, nhân dân trong ngõ rất đồng tình vì giúp giảm thiểu nguy cơ va chạm giao thông và tiếng ồn vào giờ cao điểm sáng".
Hà Nội: Người dân tự làm rào chắn ngăn xe cộ qua lại trong giờ cao điểm
Ngõ 128 Thượng Đình có bảng ghi rõ thời gian đóng và mở rào chắn để người dân được biết.
Hà Nội: Người dân tự làm rào chắn ngăn xe cộ qua lại trong giờ cao điểm
Nhiều người định đi tắt sang đường lớn nhưng thấy rào chắn phải quay đầu.
Hà Nội: Người dân tự làm rào chắn ngăn xe cộ qua lại trong giờ cao điểm
Hình ảnh người dân hạ rào chắn ngăn phương tiện qua lại tại ngõ 127 phố Thượng Đình lúc 7h. Tại những con ngõ này luôn có người nhận nhiệm vụ đóng và mở rào chắn hàng ngày.
Hà Nội: Người dân tự làm rào chắn ngăn xe cộ qua lại trong giờ cao điểm
Sau 8h30, rào chắn được mở lại để các phương tiện đi lại bình thường.
Hà Nội: Người dân tự làm rào chắn ngăn xe cộ qua lại trong giờ cao điểm
Nhiều người cho biết, từ khi có rào chắn, các hộ dân trong ngõ cũng chủ động về việc đi làm sớm hơn, đưa con đi học sớm hơn. Được biết, việc lập rào chắn đã được cư dân trong khu dân cư cơ khí 2A, 2B (nơi ảnh hưởng trực tiếp từ việc hàng nghìn xe cộ qua lại ngõ mỗi sáng) lấy ý kiến đồng thuận và xin ý kiến UBND phường Thượng Đình cho thí điểm thực hiện trong khoảng 1,5 tiếng mỗi sáng từ 7h-8h30.
Hà Nội: Người dân tự làm rào chắn ngăn xe cộ qua lại trong giờ cao điểm

Về việc này, luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, theo khoản 2 Điều 8, điểm c khoản 4 Điều 52 và khoản 6 Điều 85 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019, pháp luật nghiêm cấm hành vi đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường...

UBND các cấp tổ chức bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương; bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật; UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương.

Hà Nội: Người dân tự làm rào chắn ngăn xe cộ qua lại trong giờ cao điểm

"Như vậy, việc người dân dựng rào chắn, barie hay công trình khác trên đường nhằm cấm, hạn chế phương tiện giao thông cần được sự cho phép của cơ quan quản lý Nhà nước về giao thông tại địa phương (UBND cấp xã/phường...). Giả sử, có hành vi nêu trên mà không xin phép, gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì có thể được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Tuỳ vào tính chất và mức độ của hành vi mà chủ thể vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự và bồi thường thiệt hại (nếu có)" - luật sư Diệp Năng Bình cho biết thêm.

Hà Nội: Người dân tự làm rào chắn ngăn xe cộ qua lại trong giờ cao điểm

Đại diện Công an phường Thượng Đình thông tin thêm, tình trạng người dân đi xe máy từ đường Khương Đình vào các ngõ rồi đi ngược chiều để lên cầu vượt Ngã Tư Sở đã tồn tại từ năm 2021. Để xử lý tình trạng này, Đội CSGT đường bộ số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội), Công an phường đã cắt cử người ứng trực, xử lý. Tuy nhiên, nhiều người đi ngược chiều không tuân thủ theo hiệu lệnh của Công an, thậm chí có trường hợp còn lăng mạ, đâm xe vào lực lượng làm nhiệm vụ.

Hà Nội: Người dân tự làm rào chắn ngăn xe cộ qua lại trong giờ cao điểm
Phó Chủ tịch UBND phường Thượng Đình Trần Phan Mỹ cho biết: "Về quy định của pháp luật, việc chặn barie của người dân là không đúng, chính quyền địa phương không cho phép hành vi này. Tuy nhiên, nếu không đóng barie thì hàng nghìn người dân trong khu dân cư bị ảnh hưởng. Thời gian tới, chúng tôi sẽ cùng các cơ quan chức năng, người dân để tìm ra giải pháp để thực hiện đúng pháp luật mà vẫn đảm bảo việc đi lại an toàn cho người dân"
Về xử lý vi phạm hành chính

Theo điểm b khoản 3, điểm a khoản 5, điểm đ khoản 10 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP) của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

Đồng thời, chủ thể vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải phá dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép) và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Về xử lý hình sự

Giả sử hành vi trên gây ra tai nạn giao thông với hậu quả nghiêm trọng mà có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử lý theo Điều 261 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội "Cản trở giao thông đường bộ" (không áp dụng với pháp nhân thương mại), người phạm tội có thể chịu mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến cao nhất là 10 năm tù giam.

Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động