Thứ tư 13/11/2024 13:09

Ảnh

Lần đầu tiên công bố những dấu chân Cách mạng của Bác Hồ ở Trung Quốc

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 11/11, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh khai mạc triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc”. Đây là lần đầu tiên, công chúng tại Việt Nam được trực tiếp chiêm ngưỡng những hiện vật, dấu chân Cách mạng của Bác trong thời gian hoạt động tại Trung Quốc.

Lần đầu tiên công bố những dấu chân Cách mạng của Bác Hồ ở Trung Quốc

Kỷ niệm 100 năm ngày Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lần đầu đặt chân đến Trung Quốc trên hành trình bôn ba tìm đường cứu nước (11/11/1924 - 11/11/2024); hướng tới 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc (1950 – 2025), thực hiện sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương; Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng xây dựng nội dung Triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc”.

Lần đầu tiên công bố những dấu chân Cách mạng của Bác Hồ ở Trung Quốc

Tham dự khai mạc triển lãm có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực- Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương, ông Hà Vĩ Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam cùng đại diện các ban ngành liên quan.

Lần đầu tiên công bố những dấu chân Cách mạng của Bác Hồ ở Trung Quốc
Với hơn 200 tài liệu và hiện vật, Triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” giới thiệu đến công chúng những dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn lưu lại trên đất nước Trung Quốc, thể hiện quan hệ hữu nghị bền chặt giữa nhân dân Trung Quốc với Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như tình hữu nghị cách mạng lâu dài giữa Nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Lần đầu tiên công bố những dấu chân Cách mạng của Bác Hồ ở Trung Quốc

Triển lãm gồm 3 phần, phần I: Dấu chân cách mạng - Khơi nguồn hữu nghị. Trong sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung Quốc là nơi Người có thời gian hoạt động cách mạng lâu nhất và là nơi Người kết giao nhiều bạn bè nhất. Những năm 1920, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đến Quảng Châu và Hồng Kông vừa tham gia vào hoạt động của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vừa gây dựng lực lượng cách mạng Việt Nam. Nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc đều lưu lại những dấu ấn, thể hiện sự phấn đấu không ngừng nghỉ cho sự nghiệp cách mạng của Người, cùng những thời khắc vinh quang kề vai sát cánh chiến đấu bên nhau của Nhân dân hai nước Việt - Trung. Đó chính là sự khởi đầu cho truyền thống tốt đẹp, luôn luôn ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh cách mạng giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Lần đầu tiên công bố những dấu chân Cách mạng của Bác Hồ ở Trung Quốc

Phần II: Khắp dải đất Trung Hoa - Khắc sâu tình hữu nghị. Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập, đặc biệt là vào những năm cuối đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên đến thăm hữu nghị Trung Quốc, thân mật gặp gỡ, hội đàm và trò chuyện với các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trung Quốc. Đồng thời, vào những dịp này, Người còn đến thăm các công, nông trường, nhà máy, trường học, khu danh lam thắng cảnh và nghỉ dưỡng ở nhiều nơi. Tình cảm thân thiết như anh em một nhà của Người với nhân dân Trung Quốc cho đến nay vẫn luôn hiện hữu trong tâm khảm của nhiều người dân nơi đây. Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn cuộc đời cho việc thúc đẩy và phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa Nhân dân hai nước Việt - Trung, là người mở ra cánh cửa quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia và luôn nhận được sự kính trọng, hoài niệm của mỗi người dân Trung Quốc.

Lần đầu tiên công bố những dấu chân Cách mạng của Bác Hồ ở Trung Quốc

Phần III: Dấu ấn Hồ Chí Minh - Tình hữu nghị mãi trường tồn. Mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đặt nền móng và dày công vun đắp tiếp tục được các thế hệ sau kế thừa, phát triển, trở thành tài sản chung vô cùng quý báu của hai Đảng, hai Nhà nước và hai dân tộc Việt - Hoa. Ngày nay, những địa điểm in đậm dấu chân hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc vẫn được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp và nhân dân Trung Quốc bảo tồn, phát huy giá trị, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng, tổ chức hoạt động giao lưu cho các tầng lớp nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ. Đây không chỉ là những di tích lưu niệm quan trọng về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất bạn mà còn là di sản tinh thần vô giá, gắn kết và truyền thụ tình hữu nghị “Vừa là đồng chí, vừa là anh em” của hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

Lần đầu tiên công bố những dấu chân Cách mạng của Bác Hồ ở Trung Quốc
Triển lãm lần đầu tiên tổ chức tại Bảo tàng Lưu niệm Khởi nghĩa Quảng Châu, TP Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) năm 2018. Đây là lần đầu tiên những dấu chân Cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố tại Việt Nam.
Lần đầu tiên công bố những dấu chân Cách mạng của Bác Hồ ở Trung Quốc
Lần đầu tiên công bố những dấu chân Cách mạng của Bác Hồ ở Trung Quốc
Bản gốc một trang bìa tờ báo Thanh Niên được xuất bản tại Trung Quốc. Báo Thanh Niên tờ số 63 ra ngày 3/10/1926, Tờ báo có kích thước khá nhỏ (nhỏ hơn khổ giấy A4), măng sét kẻ ô hình chữ nhật, chính giữa có viết hai chữ “Thanh Niên” bằng chữ Việt và chữ Hán. Số tờ báo được viết trong ngôi sao 5 cánh đặt bên trái măng sét. Phía dưới măng sét, góc bên phải đề thời gian ra báo. Các bài viết được phân bố đồng đều, có kẻ ô, chia cột cho người đọc dễ theo dõi.
Lần đầu tiên công bố những dấu chân Cách mạng của Bác Hồ ở Trung Quốc
Trang bìa tập thơ "Nhật ký trong tù" được Bác sáng tác trong thời gian bị Chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tại Quảng Tây. Tập thơ đã kể lại hành trình gian khó nhưng chất chứa tinh thần lạc quan và nghị lực phi thường.
Lần đầu tiên công bố những dấu chân Cách mạng của Bác Hồ ở Trung Quốc
Các bài giảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam tại Trung Quốc, các bài báo được tập hợp lại thành tác phẩm Đường Kách Mệnh - kim chỉ nam cho Cách mạng Việt Nam.
Lần đầu tiên công bố những dấu chân Cách mạng của Bác Hồ ở Trung Quốc
Tặng phẩm Quạt Tương phi Nguyên soái Diệp Kiếm Anh tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1961. Một mặt quạt in màu bức họa hình ảnh bộ đội Giải phóng quân đang lao động, giúp đỡ bà con dân tộc ít người do họa sĩ người Trung Quốc Hoàng Trụ vẽ; mặt còn lại là lời đề tặng cùng bài thơ của Nguyên soái Diệp Kiếm Anh viết tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng tiếng Trung Quốc.
Lần đầu tiên công bố những dấu chân Cách mạng của Bác Hồ ở Trung Quốc

Từ ngày 15/5 đến ngày 17/6/1965, trong thời gian ở Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lần lượt đi thăm Quảng Châu, Hồ Nam, Bắc Kinh, Chiết Giang, Nam Ninh, hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc, đồng thời có nhiều cuộc gặp gỡ thân mật với nhân dân các địa phương nơi Người tới thăm. Nhân dịp chuyến thăm này Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đã tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh chiếc nghiên mực hình lá sen.

Lần đầu tiên công bố những dấu chân Cách mạng của Bác Hồ ở Trung Quốc
Chăn len do Tổng phân hội Đông Bắc, Uỷ ban Bảo vệ Hoà bình thế giới Trung Quốc tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tháng 10/1952, đơn vị này đã tặng chủ tịch Hồ Chí Minh một chiếc chăn len. Người dã dùng chiếc chăn này trong những năm 1953-1954 trong thời gian ở chiến khu Việt Bắc.
Lần đầu tiên công bố những dấu chân Cách mạng của Bác Hồ ở Trung Quốc
Mô hình Tàu Đô đốc Latouche-Tréville: chiếc tàu huyền thoại đưa Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước do nhà máy Ba Son tặng Bảo tàng.
Lần đầu tiên công bố những dấu chân Cách mạng của Bác Hồ ở Trung Quốc

Đồng hồ quả lắc treo trong phòng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại nhà ông Nông Kỳ Chấn (bản Na Trào, xã Hạ Đông, huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây) năm 1944. Bác Hồ đã từng ở đây một thời gian trước khi về nước năm 1944.

Lần đầu tiên công bố những dấu chân Cách mạng của Bác Hồ ở Trung Quốc
Triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” là sự kiện văn hóa giới thiệu tới công chúng về những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh ở Trung Quốc, về tình đoàn kết hữu nghị truyền thống và quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các nhà lãnh đạo, Nhân dân hai nước thiết lập, củng cố và phát triển. Triển lãm góp phần thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng phát triển hơn nữa.
Lần đầu tiên công bố những dấu chân Cách mạng của Bác Hồ ở Trung Quốc

Triển lãm được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh từ ngày 11/11/2024 đến hết tháng 4/2025.

Bên trong toà nhà Bắc Bộ Phủ lần đầu mở cửa đón công chúng tham quan
Nghệ nhân hô biến rơm rạ bỏ đi thành sản phẩm du lịch
Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động