Ngân hàng có dư nợ cao chính thức được nới room
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Hoạt động giao dịch tại ngân hàng Seabank Ảnh: Nguyễn Vũ |
Tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng chậm
Theo Ngân hàng Nhà nước thông báo đến ngày 26/8, tín dụng toàn hệ thống tăng 6,63% so với cuối năm 2023. Với mục tiêu của Chính phủ là 15%, vì vậy trong 4 tháng còn lại của năm, cần phải đẩy thêm 8,37%, tương đương 1.135.723 tỷ đồng vào nền kinh tế. Trong khi đó mức tăng trưởng tín dụng của các nhà băng không đồng đều, có đơn vị tăng thấp, thậm chí tăng trưởng âm trong khi một số tổ chức tín dụng tăng sát chỉ tiêu được giao. Do đó Ngân hàng Nhà nước quyết định phân bổ lại chỉ tiêu tăng trưởng từ ngân hàng thừa sang nhà băng thiếu, thông báo đã được gửi tới các tổ chức tín dụng vào ngày 28/8.
Tổng hợp số liệu báo cáo tài chính quý II/2024 của 27 ngân hàng thương mại niêm yết cho thấy: nhóm các ngân hàng quốc doanh gồm BIDV, Vietinbank và Vietcombank duy trì mức tăng trưởng tín dụng từ 6-8%, các ngân hàng tư nhân lớn có kết quả ấn tượng hơn, mức phổ biến nằm từ 10-14%. Trong khi đó, các ngân hàng tư nhân có quy mô vốn ở “top dưới” có mức tăng trưởng tín dụng từ 1,8% đến 4%. Một điểm đáng chú ý trong nhóm ngân hàng tư nhân nhỏ, Ngân hàng Quốc Dân (NCB) lại dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng tín dụng, tới 16%. Trong khi đó, các ngân hàng tư nhân lớn có kết quả ấn tượng hơn, mức phổ biến nằm từ 10-14%, như: LPBank 15,2%; Techcombank 14,2%; ABC 12,8%; HDBank 12,5%; MSB 11,6%...
Các ngân hàng tư nhân có quy mô vốn ở “top dưới” có mức tăng trưởng tín dụng từ 4% - 8% như: Eximbank 7,7%; PVCombank 5,5%; SHB 5,2%; TPBank 4%..., đặc biệt ABBank vẫn âm hơn 7%. Công thức tính chỉ tiêu tăng trưởng cho từng nhà băng được Ngân hàng Nhà nước dựa trên các yếu tố đầu vào gồm: dư nợ tín dụng năm 2023, điểm xếp hạng năm 2022, các khoản bán dư nợ tín dụng trong 2024 và chưa thu hồi được tiền.
Các tổ chức tín dụng, trừ ngân hàng 100% vốn nước ngoài và ngân hàng liên doanh, không được vượt quá mức dư nợ tín dụng quy định tại bất cứ thời điểm nào trong năm. Còn với các nhà băng 100% vốn nước ngoài và liên doanh, dư nợ tín dụng tại thời điểm cuối 2024 không được vượt quá mức được cấp.
Riêng nhóm 7 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất (BIDV, Vietcombank, Vietinbank, MB, Techcombank, VPBank, ACB) đã chiếm hơn 65% thị phần tín dụng tương ứng gần gấp đôi quy mô của 20 ngân hàng còn lại. Sự chênh lệch về nguồn lực và thị phần này đã đặt các ngân hàng nhỏ vào thế yếu trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Đặc biệt, các ngân hàng nhỏ như Ngân hàng Bắc Á, Ngân hàng Bản Việt, Ngân hàng Kiên Long, Ngân hàng An Bình (ABBank)… việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng vẫn khá “chật vật”.
Áp lực lớn đối với các ngân hàng “top dưới” nếu quá chú trọng vào tốc độ tăng trưởng tín dụng. Vì tăng trưởng tín dụng của nhóm này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, tỷ lệ nợ xấu dao động từ 2,2% đến 3,5% so với mức phổ biến dưới 2% của nhóm ngân hàng lớn. Ngân hàng Quốc dân tăng trưởng tín dụng tốt nhưng tỷ lệ nợ xấu dẫn đầu ngành, nằm ở mức lo ngại hơn 35%.
Tổng hợp báo cáo tài chính quý II/2024 của các ngân hàng, top 8 ngân hàng nhỏ nhất có mức nợ xấu tăng vọt, gần 35.800 tỷ đồng, tương đương tăng 43% so với quý II/2023. Điều này đặt ra vấn đề không chỉ thách thức lớn trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng mà còn là khả năng chọn lọc khách hàng cho vay còn bị hạn chế của các ngân hàng nhỏ.
4 ngân hàng sẽ được nới "room" tín dụng
NHNN, các ngân hàng tiếp tục được yêu cầu cấp tín dụng an toàn, lành mạnh, hỗ trợ DN, đảm bảo tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực quản lý rủi ro. Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản tạo điều kiện cho các TCTD cung ứng tín dụng cho nền kinh tế và kịp thời có giải pháp điều hành chính sách tiền tệ phù hợp.
Báo cáo mới nhất, Chứng khoán VPBankS đã công bố thống kê về các ngân hàng đã hoàn thành khoảng 80% chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trở lên bao gồm HDBank (HDB), Techcombank (TCB), LPBank (LPB) và ACB. Mức tăng thêm sẽ dao động từ 2% - 2,5% tùy từng ngân hàng. Sau khi tăng, "room" tín dụng mới của 4 ngân hàng này nằm trong khoảng 18% - 18,7%.
VPBankS Research đánh giá, chính sách này sẽ là động lực cho các ngân hàng cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong việc giành room tín dụng và thị phần. Do đó, chính sách lãi suất sẽ có xu hướng ưu đãi hơn, có lợi cho người vay nhưng có thể dẫn đến NIM giảm nhẹ. Một trong những yếu tố được cơ quan quản lý đề cập trong văn bản gửi các tổ chức tín dụng là sẽ tiếp tục triển khai chủ trương của Quốc hội, Chính phủ về dỡ bỏ dần biện pháp giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.
Theo PGS-TS Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TP HCM chia se4r: Trong bối cảnh của nền kinh tế hiện tại là chưa thể "tháo van" hoàn toàn room tín dụng, nhất là NHNN đang điều hành chính sách tiền tệ gắn với kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô… NH cũng là một DN đặc thù, nếu bỏ room tín dụng, thiếu sự kiểm soát bằng công cụ này của cơ quan quản lý, sẽ gia tăng rủi ro. Khi đó nền kinh tế có thể bị ảnh hưởng, nên các chính sách cần hài hòa. Tuy nhiên, nếu kinh tế Việt Nam đủ lớn thì nên bỏ room tín dụng.
Đề xuất giảm lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội xuống 3 - 4,8% | |
SHB được Euromoney vinh danh là “Ngân hàng SMEs tốt nhất Việt Nam” | |
SeABank chốt quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại