Thứ bảy 23/11/2024 16:00

Mã QR code được phủ sóng rộng rãi

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, đầu năm 2023 giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng hơn 50% về số lượng, riêng qua phương thức QR Code tăng hơn 160% số giao dịch và hơn 40% về giá trị. Phương thức giản đơn, nhanh chóng và tương thức với mọi ứng dụng tài chính ngân hàng này dường như đang len lỏi vào từng ngõ ngách, từng góc phố.
Với việc các mã QR code được phủ sóng rộng rãi, không chỉ trong các siêu thị lớn mà cả ở những chợ dân sinh, giờ đây người dân đi chợ nhiều khi chỉ cần mang theo chiếc điện thoại để thanh toán.
Với việc các mã QR code được phủ sóng rộng rãi, không chỉ trong các siêu thị lớn mà cả ở những chợ dân sinh, giờ đây người dân đi chợ nhiều khi chỉ cần mang theo chiếc điện thoại để thanh toán.

Theo chị Phạm Lê Thủy (phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội), từ khi xuất hiện dịch vụ thanh toán nhanh qua Smart banking, chị không còn phải rút tiền mặt để sử dụng hàng tháng.

Chị Thủy cho biết, trước đây, nếu muốn mua gì, chị đều phải ra cây ATM để rút tiền mặt. Mỗi lần rút đều phải trả phí nhưng giờ đây, chị chỉ rút tiền khi cần phải đổ xăng. Các khoản như tiền nhà, tiền dịch vụ, ăn uống, chị đều chuyển khoản thanh toán. Chị cho rằng "cầm điện thoại sẽ đỡ lo mất hơn cầm tiền".

Ngoài chị Thủy, nhiều người tiêu dùng khác cũng thừa nhận, họ dần lãng quên chiếc thẻ ngân hàng, thay vào đó là sự gắn kết với điện thoại di động ngày một nhiều. Thói quen tiêu xài này xuất hiện từ dịch COVID-19, khi mọi người đều đã quen với việc mua hàng online.

Đến nay, cách thức thanh toán này đã đi vào đời sống người dân như một điều rất đỗi quen thuộc. Ngày nay, đi đâu cũng thấy số tài khoản, mã QR được dán sẵn. Từ những khu chợ truyền thống nhộn nhịp, đến các quán ăn, nhà hàng, cửa hàng quần áo,…đều áp dụng cách trả tiền "thần tốc" này. Thậm chí, một số cây xăng trên địa bàn TP Hà Nội đã bắt đầu nhận quẹt thẻ hoặc chuyển khoản.

Theo tìm hiểu của PV, hiện nay, không chỉ những người trẻ mà các khách hàng, thương lái trung niên cũng đã quen thuộc với việc sử dụng ví điện tử hoặc Smart banking để mua, bán hàng. Xu hướng này sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới, tác động vào thói quen buôn bán của nhiều hộ kinh doanh.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, đầu năm 2023 giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng hơn 50% về số lượng, riêng qua phương thức QR Code tăng hơn 160% số giao dịch và hơn 40% về giá trị. Phương thức giản đơn, nhanh chóng và tương thức với mọi ứng dụng tài chính ngân hàng này dường như đang len lỏi vào từng ngõ ngách, từng góc phố.

Không chỉ có các cửa hàng tiện lợi, các siêu thị mà giờ đây ngay cả các khu chợ dân sinh, việc quét mã cũng đã vô cùng phổ biến. Nếu như cách đây 2 năm khá vất vả để tìm được nơi cho quét mã thì giờ ngược lại tìm nào không quét mã còn khó hơn. Từ hàng rau, hàng thịt, hàng đồ khô… ở góc phố có các hàng quán ở Hà Nội này dường như cửa hàng nào cũng sẵn một mã QR.

Không chỉ giao dịch ở cửa hàng, ở chợ, khi mua sắm trực tuyến người dùng giờ đây cũng chuộng phương thức thanh toán qua mã QR. Thống kê cho thấy, thanh toán qua mã QR hiện đang chiếm tỷ lệ cao nhất với 55% các giao dịch thanh toán số hiện nay.

Theo các chuyên gia, đây là phương thức tiết kiệm chi phí đầu tư khi chỉ cần một tờ giấy in là đủ. với việc gần 75% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản thanh toán tại ngân hàng, hơn 3,7 triệu tài khoản Mobile-Money đã được mở, phương thức thanh toán mã QR được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trên dưới 100% trong năm nay.

Hà Nội có gần 566 nghìn địa điểm quét mã QR Code phòng dịch
Hà Nội xử phạt một số cơ sở kinh doanh chưa thực hiện nghiêm việc quét mã QR code
Cận cảnh khu chợ chuyển đổi số tại Hà Nội
Ánh Tuyết
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động