Thứ sáu 22/11/2024 07:48

Luật Thủ đô (sửa đổi): Nghiên cứu điều riêng về phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 1/8, Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã làm việc với lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để trao đổi, thống nhất một số nội dung liên quan đến dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Luật Thủ đô (sửa đổi): Nghiên cứu điều riêng về phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Công Phương.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng - Phó Trưởng Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) và Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy chủ trì buổi làm việc.

Thông tin tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Hồng Tuyến - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp cho biết, buổi làm việc đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho ý kiến tập trung vào nội dung các Điều 18, 22, 23, 24, 37, 39, 42, 43, 45, 46 của dự thảo Luật Thủ đô, liên quan đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; quản lý, bảo tồn không gian, công trình kiến trúc có giá trị văn hóa - lịch sử; bảo vệ và phát triển văn hóa, thể thao; huy động nguồn lực cho phát triển Thủ đô; ngân sách dành cho bảo vệ và phát triển văn hóa; thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực văn hóa và thể thao; quản lý tài sản công và mô hình thử nghiệm có kiếm soát; thu hút đầu tư xã hội; thu hút nhà đầu tư chiến lược; ưu đãi đầu tư và một số nội dung khác có liên quan.

Cụ thể, về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (Điều 18 dự thảo Luật).

1. Công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực vượt trội và kinh nghiệm thực tiễn đang làm việc ở các lĩnh vực, khu vực, địa bàn khác kể cả trong nước và ngoài nước có công trình, sản phẩm, thành tích, công trạng hoặc cống hiến đặc biệt để phát triển một lĩnh vực, một ngành của Thủ đô được hưởng các ưu đãi về tuyển dụng không qua thi tuyển, xếp lương, bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo và các ưu đãi khác.

2. Người có tài năng đặc biệt được ký hợp đồng làm việc hoặc được đảm nhiệm chức vụ quản lý, điều hành tại các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao” và giao HĐND Thành phố quy định cụ thể lĩnh vực thu hút, nguyên tắc thực hiện, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, chế độ chính sách đối với trường hợp trên”.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Nghiên cứu điều riêng về phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
Ông Nguyễn Hồng Tuyến - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp thông tin về Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Công Phương.

Về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị để bảo đảm bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử (Điều 22 dự thảo Luật). Dự thảo Luật quy định không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị của Thủ đô phải được quản lý theo đồ án quy hoạch, bảo đảm bảo tồn, tôn tạo, phát huy các hình thái kiến trúc có giá trị văn hóa, lịch sử, tạo lập không gian xanh, không gian ngầm của Thủ đô, không gian cảnh quan khu vực hai bên sông Hồng.

Về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị (Điều 23 dự thảo Luật). Dự thảo Luật giao HĐND Thành phố quy định về cơ chế khuyến khích, ưu đãi trong cải tạo, trùng tu, bảo tồn các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, lịch sử; hỗ trợ, ưu đãi việc cải tạo, trùng tu, bảo tồn các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, lịch sử (nhà cổ, biệt thự cũ); khuyến khích khai thác các công trình văn hóa, lịch sử trong phát triển kinh tế khu vực đô thị, thử nghiệm có kiểm soát, thúc đẩy thương mại và văn hóa. Ngoài ra, dự thảo Luật giao UBND Thành phố quy định việc đấu thầu cho thuê biệt thự cũ thuộc sở hữu nhà nước để kinh doanh dịch vụ văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực...

Về bảo vệ và phát triển văn hóa, thể thao (Điều 24 dự thảo Luật). Dự thảo Luật giao HĐND TP Hà Nội quy định một số nội dung như (i) phạm vi hỗ trợ, mức hỗ trợ cao hơn quy định hiện hành của Trung ương theo khả năng cân đối ngân sách của TP Hà Nội đối với huấn luyện viên, vận động viên đạt giải thể thao thành tích cao, nghệ nhân, người thực hành di sản văn hóa phi vật thể; việc truyền dạy, thực hành, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân Hà Nội đối với nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể; (ii) biện pháp khuyến khích huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, thể thao mới, tiêu biểu của Thủ đô; (iii) danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, nhà cổ công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và các giá trị văn hóa phi vật thể.

Về thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Điều 39 dự thảo Luật). Dự thảo Luật cho phép mở rộng phạm vi áp dụng PPP trong lĩnh vực văn hóa và thể thao; trường hợp chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng lớn hơn 50% trong tổng mức đầu tư của dự án và phương án tài chính sơ bộ của dự án PPP không đảm bảo khả năng hoàn vốn, HĐND Thành phố được xem xét, quyết định tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia nhưng không lớn hơn 70% tổng mức đầu tư của dự án và giao HĐND Thành phố quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, thể thao và văn hóa.

Ngoài ra, Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho ý kiến thêm về các vấn đề quản lý tài sản công và mô hình thử nghiệm có kiểm soát (Điều 42 dự thảo Luật); hình thức thu hút đầu tư xã hội (Điều 43 dự thảo Luật); ưu đãi đầu tư (Điều 46 dự thảo Luật).

Phát biểu tại cuộc họp, lãnh đạo các cục: Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Cục Di sản Văn hóa, Cục Văn hóa cơ sở, Cục Bản quyền tác giả, Vụ gia đình, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tổng cục Thể dục Thể thao,… đã góp ý xây dựng vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nhiều nội dung thiết thực, sát thực tiễn.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Nghiên cứu điều riêng về phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
Ông Trần Hoàng - Cục trưởng Cục bản quyền tác giả phát biểu góp ý. Ảnh: Công Phương.

Góp ý về Luật Thủ đô (sửa đổi), đại diện Ban quản lý Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, hiện tại, làng đang là công trình đặc thù, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc phát huy, bảo tồn văn hóa các dân tộc. Do làng không phải bảo tàng, triển lãm, khu du lịch do vậy, làng văn hóa cần một cơ chế để phát huy tối đa chủ trương trên.

Tại Quyết định số 39/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, ban quản lý làng văn hóa được phê duyệt quy hoạch 1/500, được quyết định chủ trương đầu tư,… nhưng hiện tại, với hơn 1.544ha là đất sạch mà không thu hút được đầu tư. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu thêm tên Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam vào các Điều 24, 46.

Kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cho rằng, góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang đồng hành với Ban soạn thảo. Các bên đã góp ý, cụ thể hóa được những nội dung chính sách lớn về bảo tồn, phát huy văn hóa Thủ đô,...

Luật Thủ đô (sửa đổi): Nghiên cứu điều riêng về phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
Bà Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Công Phương.

“Chúng tôi đã giao cho các đơn vị nghiên cứu và nhận thấy còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu sâu hơn, vẫn đang còn ý kiến khác nhau. Do đó, các đơn vị chuyên môn sẽ trao đổi với Ban soạn thảo để làm rõ thêm và cụ thể hóa hơn các nội dung trong dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi” - bà Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh.

Chia sẻ về vấn đề phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội, bà Trịnh Thị Thủy cho biết thêm, việc cụ thể hóa phát triển công nghiệp văn hóa như thế nào cần cụ thể hơn nữa. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ nghiên cứu đề xuất với Ban soạn thảo có một điều riêng quy định về phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội như quy định phát triển các khu công nghệ cao, có quy định, chính sách đặc thù riêng. Đây là vấn đề lớn, nếu triển khai được ở Hà Nội thì sẽ triển khai được ở nơi khác, chi tiết cụ thể thì Bộ và Ban soạn thảo sẽ cùng nghiên cứu, trao đổi.

Cùng thông tin, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho hay, rất mong Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tập trung làm nổi bật công nghiệp văn hóa bởi nếu có khu công nghiệp văn hóa thì ở đó được làm trường quay, nhà hát, quán cafe trình diễn phi vật thể, khách du lịch tới Hà Nội sẽ qua đó,… Nếu Hà Nội phát triển được thì sẽ thúc đẩy nơi khác phát triển.

Góp phần hoàn thiện về nội dung và chất lượng của Luật Thủ đô (sửa đổi) Góp phần hoàn thiện về nội dung và chất lượng của Luật Thủ đô (sửa đổi)

PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Bí thư Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải hy vọng tham luận của mình sẽ ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động