Góp phần hoàn thiện về nội dung và chất lượng của Luật Thủ đô (sửa đổi)
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênQuang cảnh hội thảo khoa học "Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Khánh Huy. |
Phát biểu tham luận tại Hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), do Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, Sở Tư pháp TP Hà Nội và trường Đại học Luật Hà Nội đồng tổ chức, PGS.TS. Nguyễn Thanh Chương, Bí thư Đảng uỷ, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải cho biết, với vai trò là đơn vị đầu ngành về đào tạo nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ bậc đại học thuộc các lĩnh vực GTVT, kinh tế và kĩ thuật đóng trên địa bàn Thủ đô, trường Đại học Giao thông vận tải có một số phân tích và góp ý cho dự thảo Luật thủ đô (sửa đổi) trên các vấn đề lớn như: Quản lý và phát triển hệ thống giao thông vận tải; Phát triển giáo dục và đào tạo; Phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; Các vấn đề khác.
Cùng với đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) với mục tiêu là tháo gỡ những khó khăn, tạo ra hành lang pháp lý giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra cho Hà Nội. Để triển khai cần có các giải pháp cụ thể như: Giảm khối lượng giao thông tại khu vực nội thành với các giải pháp chính là: Hình thành các đô thị vệ tinh và dịch chuyển một phần các đơn vị, cơ quan, công ty, xí nghiệp khỏi nội thành; Quy hoạch xây dựng theo định hướng giao thông công cộng (TOD) để định hình, phân phối lại một cách hợp lý luồng giao thông trong đô thị.
PGS.TS. Nguyễn Thanh Chương, Bí thư Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải phát biểu tại Hội thảo. |
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông – vận tải trong đô thị trong đó định hướng chung là Phát triển hệ thống giao thông công cộng sức chứa lớn, với cốt lõi là hệ thống đường sắt đô thị, Bus, BRT; giảm phương tiện cá nhân; thúc đẩy giao thông xanh, giảm phát thải. Trong đó cấp bách là nhu cầu xây dựng nhanh, hiệu quả cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, đặc biệt là hệ thống đường sắt đô thị; luật hóa những chính sách hỗ trợ người đi bộ, người xe đạp và người khuyết tật trong giao thông đô thị.
Tổ chức giao thông hiệu quả trên nền tảng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo. Hoàn thiện cơ chế tài chính huy động được các nguồn lực trong nước, ngoài nước, nhà nước, xã hội hóa đầu tư cho các dự án giao thông và cơ chế thực hiện các dự án giao thông đặc thù cho Hà Nội.
Tổ chức tốt vận tải hành khách và hàng hóa trong đô thị, quy hoạch và định hình các trung tâm Logistic lớn cho Thủ đô để thay thế hệ thống logistic tự phát bằng phương tiện cá nhân đang phổ biến ở Hà Nội hiện nay. Về cơ bản, dự thảo Luật thủ đô (sửa đổi) đã đề cập và kiến tạo các hành lang pháp lý cơ bản cho các nhóm giải pháp nêu trên.
Về việc quản lý, xây dựng và khai thác không gian đô thị, khoảng không, không gian ngầm ngầm đô thị tại các đô thị, khu nội đô lịch sử phải bảo đảm bảo tồn không gian văn hóa và cảnh quan sạch đẹp, khang trang. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định việc xây dựng, quản lý, khai thác không gian ngầm, công trình ngầm trên địa bàn Thủ đô. Xem xét bổ sung nội dung liên quan đến không gian cho người đi xe đạp, đi bộ, không gian cho giao thông tĩnh, lối tiếp cận cho người khuyết tật.
Bên cạnh đó, PGS Nguyễn Thanh Chương cũng góp ý về chương trình, dự án trọng điểm của Thủ đô như: Cần bổ sung thêm quy định về nguồn vốn/ nguồn đầu tư của chương trình, dự án trọng điểm của Thủ đô; Luật thủ đô chỉ nên quy định các Chương trình, dự án trọng điểm của Thủ đô khi dự án hình thành từ ngân sách của Thủ đô, hoặc từ nguồn xã hội hóa, hoặc đối tác công – tư nhưng phục vụ cho Thủ đô.
Khi xác định Chương trình dự án trọng điểm của Vùng Thủ đô nên bổ sung nội dung quy định về nguồn tài chính của dự án để tránh trùng lắp với các Chương trình, dự án trọng điểm của Trung ương nhưng được triển khai trên địa bàn của Vùng thủ đô.
Về đô thị thông minh, hiện tại đã có khái niệm về đô thị và phân loại đô thị, trong đó đã có khái niệm về đô thị thông minh. Do vậy, kiến nghị sử dụng cùng nội hàm cho thuật ngữ này với nội hàm được trình bày trong QĐ số 950/QĐ-TTg về đô thị thông minh để đảm bảo tính thống nhất.
Bên cạnh đó, Bí thư Đảng uỷ Trường Đại học Giao thông vận tải cũng góp ý nhiều vấn đề về quản lý và phát triển hệ thống giao thông vận tải, phát triển giáo dục đào tạo, vấn đề phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số,…
Kết phần trình bày tham luận, PGS.TS Nguyễn Thanh Chương cho rằng, dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi về cơ bản đã được dự thảo, tiếp thu và chỉnh sửa theo các góp ý của bên có liên quan. Cơ bản luật hóa được các chính sách của Đảng, Nhà nước và của Hà Nội về phát triển Thủ đô Hà Nội.
“Chúng tôi hy vọng rằng tham luận này sẽ góp phần hoàn thiện thêm một bước về nội dung và chất lượng của Luật Thủ đô (sửa đổi), góp phần tạo nên thế và lực mới cho việc phát triển Thủ đô Hà Nội ngày càng văn hóa, “thông minh” và đáng sống; thực sự trở thành một hình mẫu phát triển, một trái tim mạnh mẽ của đất nước”, PGS Nguyễn Thanh Chương nêu.
Cần cơ chế đặc thù, vượt trội cho Hà Nội để thực hiện sứ mệnh là Thủ đô Sáng 1/8, Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, Sở Tư pháp TP Hà Nội và trường Đại học Luật Hà ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại