Thứ sáu 26/04/2024 17:43

Lộ trình thực hiện nhận diện khuôn mặt ở sân bay Việt Nam sẽ diễn ra thế nào?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trong quý I/2023, Cục sẽ thí điểm xác thực sinh trắc học (nhận diện khuôn mặt) đối với hành khách làm thủ tục lên máy bay.
Lộ trình thực hiện nhận diện khuôn mặt ở sân bay Việt Nam sẽ diễn ra thế nào?
Khi thí điểm xác thực sinh trắc học, cửa an ninh hoặc xuất, nhập cảnh sân bay sẽ được lắp thiết bị tự động chụp gương mặt. Việc này nhằm giảm thời gian làm thủ tục chuyến bay, tăng độ chính xác, phát hiện hành khách sử dụng giấy tờ giả và sàng lọc người bị cấm bay, truy nã.

Việc thí điểm sẽ thực hiện ở một số sân bay, sau đó báo cáo Bộ Giao thông Vận tải kết quả để đầu quý II/2023 triển khai diện rộng. Hiện hành khách khi làm thủ tục bay và đi qua cửa an ninh vẫn sử dụng các loại giấy tờ chứng minh nhân thân như giấy khai sinh, căn cước công dân, giấy phép lái xe, hộ chiếu. Nhân viên an ninh kiểm tra thủ công các giấy tờ này.

Khi thí điểm xác thực sinh trắc học, cửa an ninh hoặc xuất, nhập cảnh sân bay sẽ được lắp thiết bị tự động chụp gương mặt. Việc này nhằm giảm thời gian làm thủ tục chuyến bay, tăng độ chính xác, phát hiện hành khách sử dụng giấy tờ giả và sàng lọc người bị cấm bay, truy nã.

Vào tháng 10/2022, Cục Hàng không Việt Nam đã họp bàn với các đơn vị về chủ trương ứng dụng thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử đối với hành khách trên một số chuyến bay nội địa trong 6 tháng trước khi đưa ra quyết định ứng dụng chính thức. Theo đó, khu vực làm thủ tục và kiểm tra an ninh hàng không sẽ có một làn dành riêng cho hành khách có căn cước công dân gắn chip. Tại đây có thiết bị đọc thẻ căn cước để tự động nhận diện khuôn mặt thay vì nhân viên sân bay kiểm tra giấy tờ thủ công như hiện nay.

Theo đó, khu vực làm thủ tục và kiểm tra an ninh hàng không sẽ có một làn dành riêng cho hành khách có căn cước công dân gắn chip. Tại đây có thiết bị đọc thẻ căn cước để tự động nhận diện khuôn mặt thay vì nhân viên sân bay kiểm tra giấy tờ thủ công như hiện nay.

Cục Hàng không Việt Nam đã chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn và các cơ quan, đơn vị ngành hàng không, các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan triển khai xác thực sinh trắc học khi công dân làm thủ tục đi tàu bay tại các cảng hàng không, sân bay và đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành (nếu có).

Trong quá trình thực hiện, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ Công an thường xuyên đánh giá, nhận diện các khó khăn, vướng mắc, báo cáo và đề xuất kịp thời để giải quyết.

Theo ông Huỳnh Bảo Quốc - Trưởng phòng công nghệ thông tin Ban kỹ thuật công nghệ môi trường, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), ACV đang thử nghiệm hệ thống xác thực hành khách sử dụng CCCD điện tử trong quy trình kiểm tra an ninh hàng không với hành khách đi tàu bay.

Sân bay Cát Bi là sân bay đầu tiên lắp đặt thiết bị, cài đặt phần mềm phục vụ thử nghiệm từ ngày 1/2/2023. Cảng đã triển khai thí điểm một làn riêng dành cho hành khách đi tàu bay nội địa có sử dụng thẻ CCCD điện tử.

Khi thí điểm xác thực sinh trắc học, cửa an ninh hoặc xuất, nhập cảnh sân bay sẽ được lắp thiết bị tự động chụp gương mặt. Việc này nhằm giảm thời gian làm thủ tục chuyến bay, tăng độ chính xác, phát hiện hành khách sử dụng giấy tờ giả và sàng lọc người bị cấm bay, truy nã. Trong đề án chuyển đổi số, ACV chia ra nhiều lộ trình khác nhau. ACV bắt đầu thực hiện ở sân bay Cát Bi làm hình mẫu, trước mắt là khu vực quầy kiểm tra giấy tờ khâu an ninh. Đây là khu vực quan trọng đảm bảo an ninh an toàn.

Tại nhiều nước trên thế giới và một số nước trong khu vực Đông Nam Á, để đi khu vực nhập cảnh, người dân chỉ cần quét hộ chiếu, lấy dấu vân tay và quét khuôn mặt chỉ trong 30 giây. Tại sân bay của Thái Lan dù không giao tiếp với nhân viên sân bay nhưng khi lấy dấu vân tay, hệ thống hiển thị du khách là người Việt, ngôn ngữ hướng dẫn tiếp theo bằng tiếng Việt. Ở sân bay Heatheow (Anh) cho phép hành khách check-in online và cung cấp dữ liệu bằng cách chụp hình khuôn mặt và hộ chiếu bằng điện thoại cá nhân. Hay như sân bay Narita (Nhật Bản) yêu cầu du khách check-in tại kiost sinh trắc học chuyên dụng ở sân bay, xác minh danh tính bước đầu bằng hình ảnh và khuôn mặt, hộ chiếu. Những hình ảnh này có vai trò như một dạng hộ chiếu điện tử, lưu trữ trên cơ sở dữ liệu của sân bay trở thành dữ liệu nhận dạng hành khách ở khâu tiếp theo.

Trước mắt, Việt Nam mới từng bước thí điểm ở khu an ninh nội địa, chưa thể sử dụng toàn hành trình nên khó thu hút trải nghiệm mới mẻ của du khách. Có ý kiến cho rằng công nghệ này mới thí điểm áp dụng ở khâu an ninh nội địa, giảm tải áp lực cho an ninh chứ chưa thật sự lợi cho hành khách.

Khi thực hiện ở Việt Nam vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn khi còn tồn tại các điểm nghẽn về hạ tầng, công nghệ còn yếu, chưa liên kết được dữ liệu... Những sân bay lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng vẫn cần thời gian áp dụng công nghệ này.

27 dự án giao thông trọng điểm sẽ được khởi công trong năm 2023
Chủ trương kịp thời, phát huy hiệu quả trong công tác quản lý đô thị
“Giành lại vỉa hè phong quang, sạch đẹp cho người đi bộ”
Kim Quyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động